Cách quản lý doanh nghiệp thế nào là tốt nhất, mang lại hiệu quả công việc cao. Đó lại là vấn đề mà không phải nhà quản lý nào cũng làm được. Vậy có mấy cách để quản lý doanh nghiệp một cách tốt nhất?
- Kinh doanh tại nhà với 4 mô hình gặt hái ra tiền 15 triệu/tháng
- Top 5 trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh tốt nhất, thu nhập khủng sau khi ra trường
- Mẹo trả lời phỏng vấn “một phát ăn ngay” khi bạn ứng tuyển quản lý cửa hàng
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không tùy thuộc vào cách quản lý của nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo không những phải có chuyên môn cao, mà phải có cách quản lý doanh nghiệp, nhân sự tốt thì doanh nghiệp mới hoạt động tốt, nhân viên mới hết lòng làm việc, cống hiến cho công ty mang lại kết quả cao trong công việc được.
Vậy có những cách nào để quản lý doanh nghiệp tốt nhất và cần thực hiện nó ra sao?
1. Quản lý doanh nghiệp bằng cách tổ chức, phần tầng nhân viên
Muốn cho doanh nghiệp đi vào ổn định, đạt hiệu suất công việc cao người quản lý phải nắm được tình hình nhân lực, phải biết được doanh nghiệp của mình có bao nhiêu nhân sự, từng bộ phận các nhân sự đảm nhiệm vai trò gì. Việc phần tầng, tổ chức các nhân sự vào một nhóm riêng biệt sẽ giúp nhà quản lý dễ quản lý nhân sự hơn.
Thế nhưng để xếp nhân viên vào một nhóm thì người quản lý phải biết được khả năng, hiệu quả công việc của nhân viên đó trong thời gian làm việc ở đây. Có thể quan sát, để ý trực tiếp hoặc thông qua các báo cáo công việc, những cá nhân đặt KPI của công ty.
Hiểu và nắm rõ được tâm lý của nhân viên sẽ giúp nhà quản lý biết được mình nên cần phải làm gì để tốt cho nhân viên và doanh nghiệp. Ví dụ, nhân sự A có năng lực, luôn đặt KPI tốt thì cần được khen thưởng và bổ nhiệm vào vị trí leader để động viên, ghi nhận những đánh giá của họ. Những nhân viên chưa làm tốt, đạt kết quả trong công việc thì cần nhắc nhở, kiểm điểm để họ cố gắng. Không thể để nhân sự có năng lực lại làm việc cùng 1 vị trí, hưởng mức lương thấp so với sức lao động họ bỏ ra.
Nhà quản lý giỏi là biết nhìn nhận, đánh giá năng lực của nhân viên mà cất nhắc họ tới 1 vị trí tốt. Phân tầng, tổ chức nhóm nhân viên sẽ giúp nhà quản lý nắm rõ được tình hình phát triển doanh nghiệp, cần đẩy mạnh, khắc phục những yếu kém ở mặt nhân sự là thế nào.
2. Đưa ra chiến lược, kế hoạch phát triển một cách chi tiết, khoa học
Với nhà quản lý, việc đầu tiên họ cần phải làm đó là đưa ra được kế hoạch, chiến lược để phát triển doanh nghiệp hơn nữa. Trong bản kế hoạch đó nhà quản lý phải vạch ra được kế hoạch chi tiết, cụ thể, mục tiêu, phương pháp làm việc và kết quả phải đặt được là như thế nào. Vấn đề đó nằm ở cách tư duy, khả năng kinh doanh của nhà quản lý. Một nhà quản lý tài ba là phải biết đưa công ty đi lên, khắc phục những hậu quả, khó khăn mà công ty đang gặp phải.
Một bản kế hoạch chi tiết, đầy đủ nội dung và yêu cầu sẽ là giải pháp để công ty phát triển vượt trội hơn. Khi kế hoạch được xét duyệt, thực hiện thì nhà quản lý là người phải chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan. Để bản kế hoạch có thể đạt kết quả như mong đợi nhà quản lý có thể định hướng cho nhân viên làm thế nào và đặt phần thưởng để họ cố gắng phát huy, làm việc tối đa vì mục tiêu chung của công ty.
3. Phân chia công việc cho mỗi phòng ban, nhân viên đúng chuyên môn, hiệu quả
Nếu nhà quản lý biết sắp xếp, phân chia công việc của mỗi phòng ban một cách hợp lý, giúp họ phát huy tối đa khả năng của mình trong lĩnh vực ấy thì hiệu suất công việc cực kỳ cao. Phân công sai công việc, không đúng công việc của bộ phận, phòng ban nào đó sẽ dẫn đến việc công việc không được hoàn thành tốt, thường xuyên xảy ra lỗi và đem lại kết quả công việc không ra gì? Từ đó sẽ làm hỏng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi phòng ban thường phụ trách 1 mảng, chuyên môn của nó. Ví dụ, để làm truyền thông cho sản phẩm của doanh nghiệp sắp ra mắt thị trường nhưng nhà quản lý lại giao cho phòng kế toán, bắt nhân viên ở phòng ban đó phải lập kế hoạch truyền thông thì đó là 1 sự sắp xếp hoàn toàn sai lầm. Bộ phận truyền thông, maketing của công ty sẽ làm việc, chịu trách nhiệm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng để đem lại hiệu quả cao, đúng như chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp đã đề ra.
>> Xem ngay: Tuyển dụng marketing hà nội – thông tin tuyển dụng HOT nhất hiện nay.
4. Quản lý doanh nghiệp bằng việc kiểm soát được những dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp
Để quản lý doanh nghiệp tốt nhà quản lý phải biết cách kiểm soát những dữ liệu của doanh nghiệp như: Tình hình tài chính, các khoản nợ, lượng hàng hóa đã tiêu thụ, còn tồn đọng, năng lực làm việc của nhân viên, thành tích của từng phòng ban… Tất cả các dữ liệu đó phải được kiểm soát, nắm rõ để ổn định doanh nghiệp tránh các trường hợp lỗi phát sinh từ 1 nhóm bộ phận nào đó, thất thoát nguồn vốn của công ty do cách quản lý không tốt, không triệt để.
Về mặt quản lý tình hình tài chính, các khoản nợ phải thu thì nhà quản lý phải quản lý sát sao vấn đề này. Kinh tế là nền tảng, là thứ để công ty phát triển hơn nữa hoặc cũng có thể khiến công ty không phát triển. Tình hình tài chính công ty đi lên, là sự đánh giá rõ nhất về hiệu quả làm việc của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đó, nó cũng đánh giá được doanh nghiệp đang đi đúng hướng, kế hoạch và định hướng phát triển công ty tốt.
Nhiều doanh nghiệp rất coi trọng vấn đề quan tâm đến đời sống của nhân viên, coi nhân viên còn quý hơn cả khách hàng vì nhân viên là người tạo ra sản phẩm tốt tới khách hàng. Nếu nhà quản lý biết đánh vào tâm lý của nhân viên, khiến họ toàn tâm toàn ý làm việc, cống hiến thì họ sẽ tạo ra hiệu quả công việc cực kỳ cao. Vì nhân viên là người giúp công ty phát triển, khách hàng là người sử dụng và đánh giá chất lượng của doanh nghiệp đó.
Thế nên việc kiểm soát, nắm rõ các dữ liệu quan trọng của công ty rất quan trọng đối với nhà quản lý. Một nhà quản lý tốt sẽ biết cách kiểm soát tình hình tài chính công ty, quan tâm đến đời sống của nhân viên.
5. Vận dụng tốt các kỹ năng, chuyên môn của mình vào quản lý doanh nghiệp
Là người quản lý thì phải có trình độ chuyên môn cao, có tư duy sáng tạo, nhạy bén trong việc khai thác các mặt có lợi cho doanh nghiệp. Từ đó phát triển, đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý khoa học. Người quản lý giỏi, không những giỏi về năng lực mà còn phải giỏi về cách quản lý nhân sự, để nhận viên muốn làm việc cống hiến cho công ty của mình lâu dài.
Khi vận dụng tốt các kỹ năng chuyên môn, đưa ra những ý tưởng kinh doanh hay, sáng tạo là bạn đã có thể trở thành 1 nhà quản lý doanh nghiệp giỏi được nhiều người ngưỡng mộ và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong công ty. Vai trò của nhà quản lý doanh nghiệp rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty, một nhà quản lý giỏi biết vận dụng những kiến thức chuyên môn của mình vào làm việc sẽ giúp công việc hiệu quả hơn, làm việc tốt hơn.
Muốn trở thành 1 nhà quản lý giỏi, bạn hãy nên tham khảo 5 cách quản lý doanh nghiệp trên để đưa doanh nghiệp của mình phát triển, bền vững hơn trong thị trường kinh doanh ngày càng khốc liệt hiện này. Sự phát triển của doanh nghiệp đồng nghĩa với sự thành công, tài năng quản lý doanh nghiệp của nhà quản lý tốt, có tầm và có tâm với công việc.
Linh Đan
Nguồn: https://timviecquantri.net