Phỏng vấn vị trí quản lý cửa hàng không khó nhưng cũng không phải dễ dàng với những người chưa có kinh nghiệm đi xin việc đâu. Nếu bạn đang ứng tuyển quản lý cửa hàng, thì đây là bài viết cho bạn để đánh gục nhà tuyển dụng.
- 10 kỹ năng kinh doanh bạn cần nắm vững để luôn thành công
- Những bài học kinh doanh hiệu quả mà người ứng tuyển quản lý kinh doanh cần phải nắm rõ
Bạn tham gia ứng tuyển bất kì ngành nghề nào cũng vậy, muốn gây được thiện cảm ngay với nhà tuyển dụng thì tất nhiên phải chuẩn bị một CV thật sự chu đáo và ấn tượng. Thêm nữa khi tới vòng phỏng vấn muốn “một phát ăn ngay” không phải phỏng vấn thêm lần thứ 2, thứ 3 thì chắc chắn bạn phải có mẹo rồi.
Thực ra mẹo là được đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế đi phỏng vấn mà nhiều người đã trải qua. Tuy nhiên không phải trường hợp nào các bạn cũng rập khuôn máy móc cách trả lời người khác đã từng làm. Các bạn ứng viên có thể thiên biến vạn hóa câu trả lời của mình tùy theo hoàn cảnh cụ thể, tùy theo tâm trạng của người đang phỏng vấn mình lúc đó thế nào để có được kết quả tốt nhất nhé.
5 câu hỏi dưới đây các nhà tuyển dụng thường rất hay hỏi nhứng người ứng tuyển quản lý cửa hàng bán lẻ và những câu trả lời khá ấn tượng được chúng tôi chắt lọc lại.
1. Khi biết một nhân viên của hàng đang gặp rắc rối trong trong công việc thì bạn giải quyết vấn đề này như thế nào?
Người ứng tuyển quản lý cửa hàng có thể trả lời nhà tuyển dụng như sau:
Trong trường hợp này thì người quản lý cửa hàng cần phải phân biệt rõ xem việc nhân viên đó gặp rắc rối trong công việc mình làm xuất phát từ lý do nào. Có phải anh ta yếu kém về năng lực, không có nhu cầu học hỏi thêm hay anh ấy đang gặp một chuyện gì đó bên ngoài dẫn đến ảnh hưởng tâm lý và không thể giải quyết được việc đang xảy ra ở cửa hàng.
Nếu là người kém về năng lực lại không chịu học hỏi để nâng cao khả năng làm việc thì chắc chắn đây không phải là một nhân viên mà người quản lý cần giữ lại cho cửa hàng. Còn nếu trường hợp chẳng may gia đình anh ấy đang gặp chuyện, ví dụ như con ốm nằm viện cần một khoản tiền lớn để chạy chữa mà anh ấy chưa lo được dẫn đến tâm lý lúc nào cũng lo lắng, hoang mang không chú tâm vào việc tại cửa hàng. Trường hợp này người quản lý cửa hàng hoàn toàn có cách giải quyết dễ dàng.
Bạn có thể họp toàn bộ nhân viên của tổ đó lại xem mọi người có thể giúp đỡ được bạn nhân viên đó về vấn đề kinh tế không. Rồi kêu gọi thêm tất cả sự giúp đỡ của nhân viên toàn bộ cửa hàng đồng thời nhờ sự can thiệp của giám đốc. Chắc chắn mọi người sẽ không bao giờ thờ ơ với những chuyện này đâu, ai cũng sẽ chung tay gắng sức giúp đỡ bạn ấy thôi.
Đồng thời người quản lý có thể sắp xếp cho nhân viên đó nghỉ phép để thu xếp việc gia đình. Sau khi có thời gian lại được hỗ trợ về kinh tế để xử lý mọi việc thì chắc chắn người nhân viên kia hoàn toàn có một tâm lý ổn định và chắc chắn họ sẽ không có gì mà không xử lý được công việc trơn tru tại cửa hàng nữa. Lúc này mọi khúc mắc trong công việc sẽ được giải quyết hết thôi.
Đây là kinh nghiệm mà những người ứng tuyển vị trí quản lý cửa hàng cần phải nắm rõ để xử lý tình huống sao cho thấu tình đạt lý để khi nghe xong câu trả lời của bạn thì nhà tuyển dụng chỉ có gật đầu đồng ý ngay.
2. Với một nhân viên mới nhận việc thì ở cương vị là người quản lý, bạn sẽ đào tạo họ như thế nào?
Câu trả lời của bạn sẽ là:
Đối với một người mới được tuyển vào cửa hàng thì người quản lý cần phải theo sát mọi hoạt động của họ để biết được năng lực của nhân viên đó tới đâu, cần phải hướng dẫn họ thêm ở những phần việc nào và phần việc nào họ đã làm tốt thì khen ngợi kịp thời để họ phát huy.
Đối với một nhân viên bán hàng thì chuyện tư vấn về sản phẩm, rồi hỏi han khách hàng xem việc họ đã từng sử dụng sản phẩm chưa và hiệu quả ra sao là rất cần thiết. Nhưng một nhân viên mới nhận việc chưa chắc đã biết những vấn đề này. Do vậy người quản lý cần phải nhanh chóng chỉ cho nhân viên đó một kỹ năng không thể thiếu khi bán hàng đó chính là kỹ năng chăm sóc khách hàng.
Không chỉ người mua hỏi gì trả lời lấy mà cần tư vấn mọi vấn đề liên quan tới sản phẩm mà người mua muốn hỏi. Xem công dụng của sản phẩm có giúp ích được những gì cho người mua… Hiệu quả sản phẩm mang lại ra sao? Sử dụng có được lâu bền hay không?…
Chắc chắn khi được người quản lý truyền lửa thì nhân viên mới sẽ tiếp thu được những kinh nghiệm này nhanh chóng và không bao giờ vấp lỗi ở những lần tiếp xúc với khác về sau.
Trả lời một cách không ngoan thế này thì vị trí mà nhà tuyển dụng muốn tuyển quản lý cửa hàng đã dành cho chính là bạn rồi còn gì nữa.
3. Bạn sẽ giải quyết như thế nào khi vào ca làm việc rồi mới phát hiện ra thiếu một nhân viên cửa hàng?
Người ứng tuyển quản lý cửa hàng trả lời:
Trong trường hợp này người quản lý tuyệt đối không được nổi khùng lên và trút giận lên những người còn lại. Điều mà bạn cần làm ngay lúc đó là tìm mọi cách để liên lạc với người nhân viên vắng mặt không lý do trên.
Biết đâu có thể họ vắng mặt vì gặp vấn đề trục nào đó trên đường đi, hay gia đình họ có chuyện gì đó quá gấp mà không thể báo cáo sự vắng mặt của mình được… Có rất nhiều khả năng xảy ra khiến cho nhân viên đó không thể đến cửa hàng và không báo cáo được cho quản lý.
Nếu liên lạc được hay chưa được với nhân viên đó thì người quản lý cũng cần đảm bảo ca làm việc vẫn diễn ra bình thường. Mọi người còn lại có thể vui vẻ hỗ trợ phần việc của nhân viên vắng mặt.
Sau khi tìm ra được nguyên nhân cụ thể mà nhân viên đó không đi làm thì người quản lý sẽ có cách xử lý sao cho đúng. Nhân viên vô trách nhiệm thì cần xử lý đúng với quy định cửa hàng. Còn lý do bất khả kháng thì có thể linh động việc xử lý để sao cho thấu tình đạt lý nhất. Trường hợp mọi người không thể lấp chỗ trống cho nhân viên kia thì người quản lý nên là người sẵn sàng thay thế vị trí đó. Như vậy ca làm việc đó vẫn diễn ra bình thường, không thiếu người mà bạn vẫn có thể làm tốt vai trò quản lý.
4. Bạn hiểu gì về những thứ mà cửa hàng chúng tôi đang kinh doanh?
Câu trả lời sẽ là:
Trước khi gửi CV ứng tuyển quản lý cửa hàng ở đây tôi đã tìm hiểu rất kỹ về cửa hàng, về những mặt hàng được bày bán và công dụng thiết thực của nó đối với khách hàng. Đầu tiên tôi thấy những mặt hàng ở đây kinh doanh đều hợp pháp, không vi phạm pháp luật, không phải là hàng buôn lậu. Thứ 2, những mặt hàng này đều đã có những phản hồi tốt từ người tiêu dùng…
Nếu bạn chú tâm nghiên cứu và nói ra được những nhận xét của mình như thế này thì nhà tuyển dụng sẽ “chấm” bạn ngay chứ họ không chần chừ gì nữa đâu.
5. Bạn đã từng có những sáng kiến gì hữu ích trong vị trí quản lý cửa hàng trước đây?
Câu trả lời của ứng viên:
Tôi nghĩ thành công của tôi ở vị trí cửa hàng chính là cách quản lý nhân viên. Bản thân người quản lý không thể bao quát hết từ A đến Z mọi việc và đi sửa lỗi sai cho từng người. Chính vì vậy việc quản lý và vận hành đội ngũ nhân viên hoạt động trôi chảy chính là thành công của người quản lý và tôi làm được điều nay.
Tôi đã xác định được những mặt tích cực, mặt hạn chế của từng nhân viên để giao việc cho họ. Những nhân viên ăn nói hoạt bát, lưu loát thể hiện sự hiểu biết thì làm nhiệm vụ tư vấn cho khách rất tốt. Còn những người khác có thể làm nhiệm vụ quản lý mặt hàng, bảo trì,… Mỗi người làm tốt phần việc của họ sẽ thúc đẩy doanh thu cửa hàng và chắc chắn hiệu quả làm việc sẽ đạt mức cao nhất.
- Ứng tuyển nhân viên quản lý nhà hàng và 5 kinh nghiệm bỏ túi để giúp bạn trúng tuyển
- Mẹo kinh doanh làm giàu thành công chỉ với vốn 5 triệu
- Các kỹ năng quản trị bắt buộc phải có nếu muốn làm người lãnh đạo giỏi
Tất cả những mẹo khi ứng tuyển quản lý cửa hàng được chúng tôi trình bay trên đây là dựa vào những kinh nghiệm thành công của người đi trước. Hi vọng nó sẽ là tài liệu hữu ích cho những bạn đang có nhu cầu phỏng vấn ở vị trí này. Chúc các bạn thành công !
Minh Minh
Nguồn: https://timviecquantri.net