Tìm việc quản trị mạng – cơ hội và thách thức quá nhiều nên khiến những người chưa có kinh nghiệm trong nghề này cảm thấy chùn bước khi đi xin việc. Đừng lo lắng quá, hãy tham khảo 5 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi đi xin việc.
- 10 kỹ năng kinh doanh bạn cần nắm vững để luôn thành công
- Những bài học kinh doanh hiệu quả mà người ứng tuyển quản lý kinh doanh cần phải nắm rõ
1. Mạnh dạn gửi hồ sơ xin việc
Trước đây, phần lớn sinh viên học Công nghệ Thông tin đều chọn hướng đi lập trình mà ít chọn hướng mạng. Nhưng trong vài năm trở lại đây, ngành mạng trở nên hot và sinh viên học ngành này càng đông đảo dẫn đến nhu cầu tìm việc quản trị mạng cũng nhiều hơn bao giờ hết.
Cùng với đó là các công ty, các đơn vị cũng ra sức tuyển dụng vị trí này. Đây cũng điều hiển nhiên vì công ty, đơn vị nào cũng có hệ thống quản trị mạng và cần người quản trị. Thế nhưng, những cơ hội này lại không dành cho sinh viên mới ra trường, những người có kinh nghiệm chưa nhiều.
Công nghệ thông tin nó không giống như lao động chân tay, làm nhiều sẽ quen mà ngành này đòi hỏi người làm phải có đầu óc thực sự. Sự tháo vát nhanh nhẹn để nắm bắt công nghệ. Chính vì vậy mà yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng rất khắt khe.
Chỉ cần đọc những yêu cầu của họ về các vị trí tuyển dụng thì người xin việc cũng đã thấy chóng mặt rồi vì những yêu cầu: 1-2 năm kinh nghiệm, có các kiến thức chuyên sâu phù hợp… Tuy nhiên đừng vì thế mà các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chột dạ nản lòng ngay nhé. Cứ mạnh dạn gửi CV xin việc đi, biết đâu có những đơn vị thấy bạn phù hợp vị trí tuyển dụng của công ty và họ sẽ gọi. Đừng tự đánh mất cơ hội của mình.
2. Chấp nhận mức lương bình thường để học việc
Quản trị mạng là một nghề đang có độ “hot” lớn trong giới trẻ vì nhu cầu tìm kiếm nhân lực của các nhà tuyển dụng ở ngành này là rất lớn, thu nhập cao. Tuy nhiên, người chưa có kinh nghiệm nhiều, chưa thạo việc và nhanh việc thì thực sự lại hơi khó trong chuyện tìm việc.
Vì thế nếu bạn là sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều thì hãy đừng vội vàng tìm việc quản trị mạng ở những đơn vị trả một mức lương cao ngất ngưởng. Nếu vội vàng nhảy vào đó thì bạn bị out ngay vì chẳng ai sẵn sàng chi một mức lương khủng cho một người có năng lực bình thường cả.
Nếu có một vị trí công việc vừa phải, mức lương vừa phải mà nhà tuyển dụng gọi thì bạn cũng sẵn sàng nhận lời ngay. Chắc chắn những nơi họ trả chi phí thấp và chấp nhận người mới ra trường là những nơi chấp nhận việc sẽ đào tạo thêm cho nhân viên mới. Học nhiều năm trên giảng đường cũng không bằng được học từ thực tế, từ những con người đã trải qua những thực tế làm việc chỉ cho. Đặc biệt là công việc quản trị mạng này lại cần phải cập nhật những cái mới hàng ngày hàng giờ.
Vì thế hãy chọn cho mình một con đường đi an toàn lúc mới ra trường. Chịu khó chấp nhận lương không cao để có chỗ học hỏi lấy kinh nghiệm làm việc trước đã. Khi đã đủ lông đủ cánh rồi thì bạn muốn bay nhảy lúc nào chẳng được.
3. Học thêm các chứng chỉ mạng
Tìm việc quản trị mạng – cơ hội và thách thức rất lớn nên không phải chỉ học xong chương trình học đại học là đủ. Sau khi học xong các bạn có thể tiếp tục học thêm các khóa học khác về mạng để nâng cao nền tảng kiến thức của mình. Học không bao giờ là thừa cả các bạn nhé, không dùng lúc này thì lúc khác chúng ta sẽ dùng đến.
Bạn có thêm kiến thức về mạng LAN, về phần cứng, về lập trình… là rất tốt đấy. Các chứng chỉ này sẽ giúp bạn có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ yếu về kinh nghiệm như mình. Hoặc biết đâu khi làm việc lại có cơ hội áp dụng những kiến thức mà bạn học thêm vào công việc giúp cho công việc của bạn trôi chảy hơn.
Ngoài ra, khả năng truyền đạt cho người khác hiểu cũng là vấn đề rất cần thiết ở quản trị mạng, vì bạn phải nói làm sao cho những đồng nghiệp không cùng chuyên ngành hay cho khách hàng họ hiểu được vấn đề máy móc hỏng ở đâu và vì sao phải cần sửa nó.
>> Khám phá ngay: Nhân viên content marketing tại tphcm với lương và chế độ hấp dẫn từ nhà tuyển dụng.
4. Tiếng Anh là ngoại ngữ không thể bỏ qua
Việc nắm rõ tiếng Anh đối với người quản trị mạng là vô cùng cần thiết vì đa phần tài liệu nghiên cứu về ngành này đều bằng tiếng Anh, bạn lên mạng thì cũng toàn là tiếng anh thôi. Như vậy nếu thuần thục tiếng Anh để đọc được tài liệu của nước ngoài thì bạn sẽ tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho công việc của mình. Quản trị mạng càng giỏi tiếng Anh thì khả năng tìm việc dễ dàng càng cao và càng có cơ hội tìm được những vị trí có thu nhập đáng mơ ước.
Giỏi tiếng Anh, tay nghề cao người làm nghề mạng còn có cơ hội ra nước ngoài làm việc với mức lương mà bao nhiêu người phải mơ ước. Nói chung thạo tiếng Anh là lợi thế lớn không chỉ cho lao động trong ngành này mà trong mọi ngành nghề khác.
Tuy nhiên hiện nay đây lại là thế yếu của lực lượng lao động trong ngành này ở nước ta. Vì vốn tiếng Anh không nhiều nên nhiều sinh viên học quản trị mạng ra trường đã không thể xin được những công việc như mong muốn mà chỉ có thể xin được những việc bên lề mà thôi.
5. Trau dồi tốt kỹ năng cần để trở thành quản trị mạng
Nếu muốn nổi bật trong ngành Công nghệ thông tin, thông thường bạn sẽ cần giỏi khá nhiều kỹ năng. Nhưng nếu muốn tìm việc quản trị mạng thì không đòi hỏi ở bạn nhiều như vậy. Chính vì vậy khi chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy chú ý nắm được những kỹ năng cơ bản và trau dồi nghiệp vụ là được.
Bên cạnh các kỹ năng cứng thì kỹ năng mềm cũng khá quan trọng khi thực hiện các công việc hàng ngày đối với một quản trị mạng.
Kỹ năng cứng cần có của một quản trị viên mạng: Quản trị hệ thống, cấu hình mạng cấu hình hệ thống, cài đặt phần mềm, tường lửa… Kỹ năng mềm cần có của quản trị viên mạng: Giải quyết sự cố, tổ chức, sắp xếp, lên kế hoạch, nghiên cứu, dịch vụ khách hàng…
Người chưa có kinh nghiệm thì thường e rè trong việc ứng tuyển xin việc. Nhất là sinh viên mới ra trường lại càng không dám thử sức xông pha vì sợ trèo cao ngã đau. Nhưng qua bài viết này hi vọng các bạn có thêm chút động lực để dũng cảm xin việc. Chúng ta không đặt cho mình chỉ tiêu việc làm quá cao nhưng cũng đừng vì quá nhút nhát mà đánh mất đi cơ hội của chính bản thân mình. Có thể bạn cứ gửi CV, được gọi đi phỏng vấn thì cứ đi với một phong thái bình thản, thoải mái nhất. Dù có thất bại thì bạn cũng đã thu lượm được những kinh nghiệm không nhỏ cho những lần phỏng vấn tiếp theo.
- Ứng tuyển nhân viên quản lý nhà hàng và 5 kinh nghiệm bỏ túi để giúp bạn trúng tuyển
- Bí kíp phỏng vấn “một phát ăn ngay” khi bạn ứng tuyển quản lý cửa hàng
- Ngành quản trị khách sạn là gì? 6 tố chất bạn cần có để thành công
Chính vì vậy khi chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn cần phải biết cố gắng học hỏi trau dồi thêm những thứ mình còn yếu. Có như thế thì cơ hội tìm việc quản trị mạng mới đến bạn dễ dàng hơn những người chỉ biết dậm chân tại chỗ mà không có xu hướng muốn cải thiện chính mình.
Minh Minh
Nguồn: https//:timviecquantri.net