Do nhu cầu tiêu dùng của người dân càng ngày càng tăng cao nên những cơ sở kinh doanh, sản xuất mọc lên như nấm sau mưa. Một ngày có đến hàng chục, hàng trăm đơn hàng phải xuất đi, nhập vào khiến cho người quản lý chính phải đau đầu nhức óc. Đó chính là lý do cần tìm việc quản lý đơn hàng để mọi công việc được sắp xếp ổn thỏa, hợp lý.
- Quản trị học là gì? 5 yếu tố để trở thành một nhà quản trị giỏi và chuyên nghiệp
- 3 công việc hot thuộc ngành quản trị khách sạn cho các bạn sinh viên sau khi ra trường
- Ứng tuyển nhân viên quản lý nhà hàng và 5 kinh nghiệm bỏ túi để giúp bạn trúng tuyển
Quản lý đơn hàng mới nghe thôi đã thấy rất phức tạp nên ai cũng nghĩ đó phải là một công việc cần bằng cấp cao. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy không phải quản lý đơn hàng giỏi nào cũng đều xuất thân từ những ngôi trường danh giá. Có rất nhiều người không bằng cấp vẫn chứng minh được thực lực của bản thân mình. Vậy phải làm thế nào để những người không có bằng cấp vẫn tìm được công việc quản lý đơn hàng tốt, có thu nhập cao.
Quản lý đơn hàng là gì?
Trước khi muốn tìm việc quản lý đơn hàng ở đâu tốt nhất thì cần hiểu rõ công việc của một người quản lý đơn hàng là gì.
Quản lý đơn hàng hay nhân viên Quản lý đơn hàng, tên tiếng Anh là Merchandiser là người quản lý chính số lượng đơn đặt hàng, nhập hàng, chịu trách nhiệm với chất lượng đơn hàng, phải luôn đảm bảo được chất lượng hàng nhập vào tốt nhất và xuất hàng đảm bảo uy tín, chất lượng cho cả người bán lẫn người mua. Nói quản lý đơn hàng giống như bộ mặt của quá trình bán hàng quả thực không sai. Người quản lý đơn hàng sẽ luôn giữ một vị trí chủ chốt trong suốt quá trình bán hàng kể từ lúc nhận được đơn hàng của khách cho đến khi hàng hóa được vận chuyển thành công đến tay khách hàng.
Bất cứ một cơ sở kinh doanh nào cũng đều không thể thiếu được quản lý bán hàng. Bởi không có họ, đơn hàng sẽ không được tiếp nhận hoặc có tiếp nhận cũng không thể được sắp xếp chu đáo, cẩn thận, đầy đủ. Việc cân đối nguồn nguyên vật liệu nhập vào để sản xuất đơn hàng được đặt cũng sẽ xảy ra vấn đề nếu như không có người quản lý đơn hàng chịu trách nhiệm.
Công việc chính của một nhân viên quản lý đơn hàng
Đừng tưởng nhân viên quản lý đơn hàng chỉ có một công việc đơn giản chính là tiếp nhận đơn hàng sau đó giao cho bên xưởng sản xuất, xuất hàng. Tìm việc quản lý đơn hàng là một công việc bao gồm rất nhiều nhiệm vụ quan trọng trong quá trình sản xuất mà cụ thể là:
– Tiếp nhận đơn hàng từ phía khách hàng, chốt đơn cho khách hàng năm rõ về giá thành sản phẩm cũng như quá trình vận chuyển nhận hàng. Nếu khách hàng còn chưa hiểu rõ về sản phẩm mình cần mua thì người quản lý đơn hàng lúc này sẽ giống như nhân viên tư vấn sản phẩm cho khách hàng.
– Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm từ đơn hàng để đảm bảo hàng đến tay khách luôn đúng với mẫu mã, chất lượng.
– Luôn apply khách hàng để nhận lại sự phản hồi sản phẩm hoặc đàm phán về đơn hàng.
– Tham gia vào bộ phận sản xuất để kiểm tra quá trình sản xuất hàng luôn đảm bảo đúng theo yêu cầu của khách hàng.
– Nhắc nhở bên giao hàng về chất lượng vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng.
– Tính toán được chi phí dùng cho sản xuất sản phẩm khách hàng đặt cũng như các phí dịch vụ phát sinh, liên quan trong quá trình sản xuất.
– Tổng hợp, báo cáo lên cấp cao hơn về thông tin đơn hàng, lưu lại đơn hàng nếu như có khách đó đặt tiếp lần sau.
Tìm việc quản lý đơn hàng cho người không bằng cấp thế nào?
Tìm việc quản lý đơn hàng cho những người được đào tạo bài bản, có trình độ bằng cấp hiện tại vẫn còn đang là một vấn đề nan giải nên với những người không có bằng cấp thì đây lại càng là một quá trình trải sẵn nhiều thách thức hơn.
Đồng ý rằng trong mọi công việc, chuyện bằng cấp không phải là vấn đề quyết định bạn có được nhận công việc đó hay không nhưng nếu không có bằng cấp, nhà tuyển biết lấy gì tin rằng nếu được nhận công việc thì bạn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năng lực làm việc là quan trọng nhất nhưng nếu như không có kĩ thuật, không có kiến thức thì năng lực ấy có cố gắng bao nhiêu nhiều khi cũng không thể mang lại hiệu quả.
Chính vì vậy nếu như không có bằng cấp thì những người tìm việc quản lý bán hàng sẽ gặp nhiều khó khăn và vất vả hơn so với những người có bằng cấp. Tuy nhiên không điều gì là không thể nếu như bản thân những ứng viên đó có những tố chất sau đây:
Chịu khó học hỏi
Hãy thừa nhận việc mình không có bằng cấp để chấp nhận chăm chỉ hơn. Những người không có bằng cấp phải ham học hỏi gấp 10 lần người có bằng cấp. Công việc nào cũng vậy, ngoài sự thông minh, sáng tạo trong công việc thì “trăm hay không bằng tay quen”, làm nhiều thì ắt sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc cho bản thân mình.
Chấp nhận thất bại
Không chỉ có riêng những người tìm việc quản lý đơn hàng không có bằng cấp mới thường gặp thất bại. Thất bại là mẹ của thành công, đừng vì một lần xin việc thất bại mà bạn từ bỏ ước mơ công việc mà mình yêu thích. Hãy coi đó là kinh nghiệm để trau dồi bản thân. Nhận ra khuyết điểm của mình, cố gắng sửa chữa thì lần sau nhất định bạn sẽ có cơ hội làm việc. Nhà tuyển dụng luôn luôn mong muốn tìm được những ứng viên không bao giờ nản chí, luôn tự tạo động lực để bản thân cố gắng hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất.
Chấp nhận mức lương thấp ban đầu
Nếu không có bằng cấp, bạn có thể chấp nhận một mức lương giống như thử việc để tìm cơ hội học hỏi cho bản thân mình. Đừng đưa ra một mức giá quá cao trong khi bản thân không có bằng cấp sẽ dễ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là con người cao ngạo, không biết khiêm tốn, chưa làm đã muốn đòi quyền lợi. Việc chấp nhận một mức lương thấp ban đầu vừa tạo cơ hội để bạn nhận được công việc, học hỏi được kinh nghiệm khi làm việc lại tạo tiền đề để có một lương cao hơn trong tương lai sau khi bạn đã có kỹ năng làm việc tốt.
Tìm việc quản lý đơn hàng cho người không có bằng cấp ở đâu?
Tìm việc quản lý đơn hàng ở đâu chính là câu hỏi mà từ đầu đến giờ chắc hẳn các bạn đang thắc mắc. Như đã nói, bất cứ một sơ sở kinh doanh, công ty chuyên phân phối các sản phẩm, dịch vụ đều cần nhân viên quản lý đơn hàng. Đối với những công ty lớn thì việc không có bằng cấp e rằng các ứng viên sẽ bị làm khó, khi ấy, ứng viên có thể sử dụng kinh nghiệm làm việc của mình để thuyết phục nhà tuyển dụng tin tưởng vào khả năng làm việc của mình.
Còn với những ứng viên không có bằng cấp về quản lý bán hàng lại không có nhiều kinh nghiệm thì vẫn có thể tham gia ứng tuyển nhưng các bạn có thể ứng tuyển ở những cửa hàng, cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ. Ở đó họ sẽ không có yêu cầu quá cao, chỉ cần các bạn chăm chỉ, nhiệt tình, nỗ lực, chịu khó trong công việc thì đều có thể thử sức với vị trí quản lý đơn hàng. Chấp nhận một công việc nhỏ nhưng vị trí trong tương lai cao thì cũng sẽ không quá thiệt thòi cho các bạn.
Xem thêm:
- Học ngành quản trị nhà hàng khách sạn ra trường có dễ xin việc không?
- Tìm việc làm quản trị website dễ dàng nếu bạn nắm rõ những kiến thức cơ bản sau
Với những thông tin ở trên, hy vọng các bạn đã có thể hiểu được những thông tin quan trọng liên quan đến công việc quản lý đơn hàng cũng như địa chỉ tìm việc quản lý đơn hàng cho những ai không có bằng cấp nhưng lại có đam mê và yêu thích công việc này. Thành công của công việc đều phụ thuộc vào khả năng giao tiếp cũng như kĩ năng làm việc của các bạn. Chúc các bạn thành công!
Tố Quyên
Nguồn: http://timviecquantri.net/