Công ty, doanh nghiệp của bạn đang cần tuyển quản lý. Người có thể làm công việc này đương nhiên không thiếu nhưng tìm được một quản lý tài giỏi lại là điều không dễ dàng.
- Top 5 trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh tốt nhất, thu nhập khủng sau khi ra trường
- Quản trị học là gì? 5 yếu tố để trở thành một nhà quản trị giỏi và chuyên nghiệp
Nhất là khi những ứng viên giỏi sẽ thường có những yêu cầu cao đối với nơi mình ứng tuyển. Vậy các công ty, doanh nghiệp phải làm thế nào mới có thể chiêu mộ được những nhân tài về làm việc cho mình.
Khái niệm quản lý
Để tuyển quản lý giỏi thì trước tiên cần nắm vững cách hiểu về công việc của một quản lý.
Quản lý được hiểu theo nghĩa trong từ điển Bách khoa Việt Nam thì đó là một cụm từ dùng để mô tả việc trông coi, bảo vệ, tổ chức và điều khiển các hoạt động của cá nhân, tổ chức theo yêu cầu, quy định của lãnh đạo cấp cao.
Trong điều kiện biến động phức tạp của môi trường làm việc, người quản lý chính là sự tác đông một cách liên tục nhưng có kế hoạch, mục tiêu, định hướng, tổ chức rõ ràng để những đối tượng được quản lý phải tham gia vào quá trình vận hành, hoạt động thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, mọi hoạt động đều được điều hòa, ổn định nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định.
Khái niệm quản lý bản thân nó vốn dĩ đã mang tính đa nghĩa nên có rất nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm này:
– Cách hiểu của Warren Bennis: Theo chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo nổi tiếng này thì quản lý giống như một hành trình thử nghiệm, một cuộc thí nghiệm nghiêm ngặt của cuộc đời mỗi người, trải qua được bản thân họ sẽ trở thành những nhà lãnh đạo tài ba.
– Cách hiểu của Haror Koontz: Theo ông thì quản lý đơn thuần là một hoạt động cần có trong mỗi tổ chức để duy trì, đảm bảo sự kết hợp hiệu quả làm việc của các cá nhân để tiến đến mục tiêu cao nhất của tổ chức.
– Cách hiểu của Mariparker Follit: Xem quản lý giống như một môn nghệ thuật khiến công việc của bản thân lại được thực hiện thông qua những cá nhân khác là quan điểm của nhà triết học nổi tiếng này.
– Cách hiểu của Fredrich Winslow Taylor: Được khởi xướng từ cuối XIX, đầu thế kỷ XX, theo ông người thực hiện công việc quản lý chính là những nhà tư tưởng, nhà kế hoạch chiến lược tài ba chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo cả một tổ chức.
Mỗi thời đại, xã hội khác nhau nên chế độ, nghề nghiệp cũng khác nhau kéo theo khái niệm quản lý cũng mỗi thời mỗi khác. Nhưng quản lý là công việc không thể thiếu dù ở bất cứ thời đại nào. Trong mọi tổ chức, muốn duy trì được hoạt động thì con người buộc phải kết hợp lại với nhau hướng đến mục đích chung.
Kỹ năng cơ bản quản lý cần sở hữu
Để ứng tuyển quản lý, bạn đương nhiên phải có năng lực, trình độ tốt gọi chung là những kỹ năng làm việc. Vậy ở một người quản lý cần sở hữu những kỹ năng nào để công việc thành công.
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là kỹ năng quan trọng cần có không chỉ ở người quản lý mà ở bất cứ nghề nghiệp nào cũng vậy. Người quản lý nếu không giỏi giao tiếp thì tất cả những chỉ đạo của bạn sẽ không có ai thực hiện và làm theo. Quản lý không phải chỉ là ra lệnh mà còn cần phải biết lắng nghe những yêu cầu của người trực tiếp chịu sự quản lý của mình. Gìn giữ một mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp là điều mà bất cứ quản lý nào cũng nên làm.
Kỹ năng lãnh đạo
Nhiều người ngay cả khi đã bước chân vào công việc thì vẫn giữ suy nghĩ rằng mình làm quản lý chứ không phải làm lãnh đạo. Đó là một cách hiểu không hoàn toàn đúng đắn. Ở người quản lý nếu như không có khả năng lãnh đạo thì sẽ không thể tạo dựng được niềm tin, lòng nhiệt thành trong công việc của nhân viên cũng như đưa ra những kế hoạch, định hướng cho sự phát triển hiệu quả của tổ chức, cá nhân. Lãnh đạo không có nghĩa là lúc nào cũng phải theo sát bên cạnh nhân viên, kiểm soát công việc, hãy tạo khoảng cách cùng sự tin tưởng để nhân viên có không gian tự chủ, độc lập trong công việc nhưng vẫn hoàn thành định mức được giao.
Kỹ năng thích ứng
Người quản lý phải luôn là người có khả năng thích ứng tốt nhất, cao nhất với mọi môi trường công việc bởi người quản lý sẽ là người sau đó trực tiếp hướng dẫn những nhân viên của mình điều chỉnh theo môi trường và những thay đổi trong công việc đó. Kỹ năng thích ứng này còn giúp nhà quản lý luôn có thái độ tích cực, lạc quan trong công việc ngay cả khi gặp khó khăn, trở ngại. Chỉ sau khi thích ứng mới có thể sáng tạo trong tư duy, tìm ra định hướng giải quyết vấn đề.
Kỹ năng phát triển nhân viên
Một quản lý giỏi là không phải chỉ giỏi nguyên bản thân mình. Một tập thể mà chỉ có mình quản lý giỏi còn không quan tâm đến nhân viên thế nào thì sẽ không thể phát triển bền vững, lâu dài được. Quản lý giỏi phải có những chiến lược, kế hoạch, phát triển nhân viên của mình, tạo điều kiện để nhân viên luôn được phấn đấu hết mình với công việc cũng như có những chính sách để khích lệ, động viên nhân viên của mình cố gắng trong công việc. Một tập thể giỏi là phải giỏi từ quản lý cho đến nhân viên.
Kỹ năng phát triển bản thân
Bạn làm quản lý không có nghĩa là bạn đã là người có kiến thức toàn vẹn, không có bất cứ khuyết điểm nào. Kể cả là khi như vậy, bạn cũng không được tự kiêu mà phải không ngừng nỗ lực học hỏi để hoàn thiện bản thân. Chỉ có khi tự mình không ngừng hoàn thiện bản thân mình thì bạn mới có thể đốc thúc nhân viên cũng phải tự hoàn thiện bản thân mình. Quản lý luôn phải là tấm gương sáng về quá trình phấn đấu, tự rèn luyện bản thân.
Bí quyết tuyển quản lý nhân tài
Biến môi trường làm việc thành clip quảng cáo
Bí quyết tuyển quản lý đầu tiên mà không phải nhà tuyển dụng nào cũng có thể để ý đến chính là biến môi trường làm việc thành clip quảng cáo. Môi trường làm việc cũng chính là một trong những yếu tố thu hút nhân tài. Kể cả khi chế độ đãi ngộ không được tốt bằng nơi khác nhưng môi trường làm việc hấp dẫn sẽ vẫn là nhân tố quyết định sự thành công. Sẽ chẳng có một nhân viên nào lại muốn làm việc trong một môi trường gò bó, khó chịu hết cả. Môi trường làm việc phải luôn thoải mái để nhân viên có thể tự do sáng tạo trong công việc của mình. Hãy thể hiện rằng khi ứng viên đến với công ty của bạn, môi trường làm việc sẽ mang đến được cho họ những lợi ích to lớn gì đối với sự phát triển của họ.
Quên đi chuyện bằng cấp
Nhiều nhà tuyển quản lý vẫn chú trọng nhiều nhất và trước tiên đến tấm bằng mà ứng viên có trong tay. Thực tế đã chứng minh không phải ai có bằng cấp giỏi cũng có khả năng làm việc giỏi. Nếu bạn vừa vào phỏng vấn đã hỏi ngay về vấn đề bằng cấp thì cho dù ứng viên đó có tài năng thực sự cũng sẽ không muốn gắn bó với công ty của bạn. Thay vì hỏi về bằng cấp, hãy hỏi về những điều mà ứng viên đó đã trải qua cũng như những kinh nghiệm, kỹ năng mà ứng viên đó đã tích lũy được trong quá trình làm việc trước đó. Hoặc nhà tuyển dụng có thể đưa ra một vấn đề nào đó và hỏi về cách giải quyết, suy nghĩ của ứng viên, điều đó sẽ thiết thực và hữu ích hơn việc bạn cứ chăm chăm vào tấm bằng nếu không phải là bằng đại học của họ.
Hành động một cách nhanh chóng
Nếu nhà tuyển quản lý tìm được một ứng viên hợp lý với tất cả những yêu cầu của mình thì đừng bao giờ chần chừ, hãy gọi ngay cho ứng viên ấy. Một số công ty, doanh nghiệp tuyển dụng thường trải qua rất nhiều khâu, có khi tới 4, 5 vòng mới đến được vòng phỏng vấn cuối cùng. Đó chính là nguyên nhân nhiều khi khiến nhà tuyển tụng mất đi những ứng viên tài giỏi cho vị trí mình cần tìm. Nếu ứng viên đã giỏi, đã có năng lực, họ sẽ chẳng bao giờ ngồi một chỗ để chờ mãi những cuộc gọi từ bạn. Nếu bạn không liên lạc, họ sẽ tìm ngay đến một nhà tuyển dụng khác cần đến họ. Việc chậm chễ tuyển dụng còn khiến cho ứng viên nghĩ rằng bạn không thực sự tin tưởng vào tài năng làm việc của họ. Và đến khi bạn liên lạc lại với họ thì họ đã về đầu quân cho những công ty khác rồi.
Chú ý đến những ứng viên đam mê và có lòng nhiệt huyết cao
Đồng ý rằng những ứng viên tài giỏi luôn là sự lựa chọn sáng suốt cho những nhà tuyển dụng. Tuy nhiên nhà tuyển dụng cần phải cân nhắc kĩ, những ứng viên tài giỏi đó có thực sự đam mê và có lòng nhiệt huyết cao với công việc hay không. Bởi thực tế đã chứng minh có rất nhiều ứng viên biết rõ được thực lực của bản thân mình nên sẽ không có chí tiến thủ trong công việc. Và cũng chính vì sự tài giỏi nên họ sẽ tự giải quyết công việc đi theo hướng riêng của mình mà không quan tâm đến ý kiến của người khác. Hành động riêng lẻ trong một tập thể sẽ không được tập thể chấp nhận và làm theo.
Tìm hiểu thông tin về ứng viên
Nhiều nhà tuyển quản lý thường không để ý đến lý lịch của ứng viên mà chỉ khi gặp ứng viên mới mở ra xem. Điều này sẽ khiến ứng viên cảm thấy mình không được tôn trọng, không có giá trị trong công việc đang ứng tuyển. Việc tìm hiểu thông tin về ứng viên trước sẽ giúp cho nhà tuyển dụng hiểu rõ về kỹ năng, trình độ của nhân viên cũng như những gì mà ứng viên đã tích lũy được trong quá trình làm việc trước đó. Cuộc trò chuyện trong buổi phỏng vấn cũng sẽ thoải mái hơn, bản thân nhà tuyển dụng cũng sẽ biết cách đặt câu hỏi đúng vấn đề mà mình muốn khai thác ở ứng viên. Đây chính là một trong những bí quyết hay để tuyển ứng viên giỏi.
Xem thêm:
- Mẹo kinh doanh làm giàu thành công chỉ với vốn 5 triệu
- Ngành quản trị khách sạn là gì? 6 tố chất bạn cần có để thành công với ngành quản trị khách sạn
- Mẹo trả lời phỏng vấn “một phát ăn ngay” khi bạn ứng tuyển quản lý cửa hàng
Tuyển quản lý là câu chuyện tuyển dụng muôn thuở và không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng may mắn tuyển được những ứng viên xuất sắc cho vị trí mình cần. Thành hay bại là do bản thân nhà tuyển dụng. Chỉ cần nắm vững những bí quyết chiêu mộ nhân tài mà bài viết vừa chia sẻ, chắc chắn các bạn sẽ tìm được người giỏi nhất. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: https://timviecquantri.net/