Nếu bạn quan tâm đến tuyển quản lý, tuyển dụng quản lý nhà hàng tại Hà Nội đừng bỏ qua loạt thông tin vô cùng hấp dẫn sẽ có trong bài viết sau.
- Cơ hội tìm việc quản lý tại Hà Nội không khó nếu bạn biết mẹo này
- Lập kế hoạch phát triển công ty, ứng tuyển quản lý kinh doanh nên biết
- Tuyển dụng quản lý bếp ăn tập thể: Dân không chuyên cũng làm ngon ơ
Ngày nay, quản lý nhà hàng là một công việc cực “hot”, thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những bạn đam mê ẩm thực. Đây cũng là việc làm mang lại thu nhập hấp dẫn cùng với những trải nghiệm thú vị. Trong đó, hoạt động tuyển dụng quản lý nhà hàng ở Hà Nội luôn sôi nổi và cạnh tranh khốc liệt nhất. Làm thế nào để các ứng viên lọt vào mắt xanh của chuyên viên nhân sự xứ Hà Thành, hãy tham khảo bí kíp sau.
Mô tả công việc quản lý nhà hàng
Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực (theo Wikipedia).
Quản lý nhà hàng là người quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà hàng sao cho hiệu quả và phù hợp nhất. Công việc này được đánh giá có nhu cầu tuyển dụng cởi mở, môi trường làm việc năng động, có nhiều cơ hội thăng tiến.
Nhiệm vụ của công việc này cần đảm bảo được sự hài hòa, lợi ích của khách hàng – nhân viên và nơi làm việc. Nếu bạn là người năng động, có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, xử lý mọi tình huống nhạy bén, nhiệt huyết và có niềm đam mê với nghề, thì chắc chắn sẽ ghi điểm đối với tổ chức tuyển dụng.
Yêu cầu đối với việc làm quản lý nhà hàng
- Quản trị nhân sự: phụ trách việc tuyển dụng, điều phối phân bổ nhân sự, giám sát công việc của lao động cấp dưới.
- Quản trị tài chính: Mỗi ngày số hóa đơn bán hàng xuất ra, người quản lý nhà hàng phải theo dõi kiểm tra sát sao, từ đó mới có thể báo cáo tài chính lên cấp trên một cách chính xác.
- Quản lý hàng hóa: Hàng ngày các nhân viên mua hàng hóa, nguyên liệu thực phẩm, người làm quản lý phải giám sát và ký duyệt. Đồng thời, cũng cần có trách nhiệm các sản phẩm xuất kho, xử lý các món đồ đã bị hỏng, không để ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, ở đây có nhiều tài sản (bàn, ghế, đũa, thìa, bát, đĩa,…) bạn không thể bỏ qua chúng, thường xuyên kiểm soát để có số liệu báo cáo tình hình thực tế lên ban giám đốc.
- Đàm phán: liên hệ đối tác, ký kế hợp đồng có lợi cho tổ chức.
- Ứng xử: bình tĩnh, khéo léo, mềm dẻo giải quyết mọi kiến nghị cũng như vấn đề phát sinh trong loại hình dịch vụ ẩm thực.
- Kiến thức marketing: nghĩ ra phương hướng tiếp thị thu hút thực khách chú ý đến nhà hàng.
- Kỹ năng ngoại ngữ: giao tiếp tốt tiếng Anh (hoặc tiếng Trung, Pháp,…) cũng là yếu tố giúp ứng viên chiếm lợi thế trong tuyển dụng quản lý nhà hàng tại Hà Nội.
- Phẩm chất nghề nghiệp: cẩn thận, trung thực, kiên trì, nhiệt tình, cởi mở.
Áp lực của việc làm quản lý nhà hàng
Thời gian làm việc trung bình của mỗi một quản lý nhà hàng kéo dài từ 50 đến 80 tiếng đồng hồ mỗi tuần. Nghĩa là họ phải làm việc cả tuần và đến hơn 10 tiếng mỗi ngày. Đôi khi được nghỉ nhưng vẫn phải bao quát công việc tại nhà hàng. Nếu so sánh với việc một người làm 8 giờ mỗi ngày thì đó quả là điều đáng sợ.
Ngoài ra, vì thời gian cao điểm của nhà hàng là vào các bữa ăn, nên người quản lý sẽ không có thời gian ăn uống đúng bữa. Việc bỏ bữa liên tục sẽ dẫn đến những tình trạng “bệnh nghề nghiệp” như đau bao tử, giảm sút sức khỏe, stress,…Vì vậy, trước khi bước chân vào nghề này bạn phải chuẩn bị đầy đủ tinh thần và tâm thế chấp nhận làm việc bất kể thời gian.
Một sức ép khác đến từ doanh thu cho ban giám đốc đặt ra. Với tư cách là đại diện được chọn mặt gửi vàng từ cấp trên, quản lý nhà hàng sẽ chịu trách nhiệm về lợi nhuận, phải làm thế nào để đạt được chỉ tiêu,…Với khối lượng công việc khổng lồ và thời gian làm việc nhiều gấp đôi người bình thường, quản lý nhà hàng sẽ luôn luôn ở trong trạng thái phải đối mặt với áp lực hàng ngày.
Mặt khác với đặc thù công việc là kinh doanh dịch vụ ẩm thực khiến người quản lý luôn phải cố gắng mỉm cười, cho dù tâm trạng của bạn khi ấy có thể rất tệ. Bạn phải chuẩn bị tâm thế xin lỗi khách hàng nếu như có “phốt” xảy ra,…
Nhu cầu tuyển quản lý nhà hàng ở Hà Nội có gì đặc biệt
Dựa trên nền tảng lịch sử hơn 1000 năm, tinh hoa văn hóa ẩm thực – nghệ thuật phong phú, Hà Thành luôn là miền đất hứa hấp dẫn du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Sở Du lịch Hà Nội cho biết, Năm 2018 Hà Nội đón 25,4 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 5,5 triệu khách quốc tế. Đồng thời dân cư tại Hà Nội cũng rất chịu chi cho các khoản ăn uống, tiệc tùng bên ngoài, thị trường ẩm thực tương tự “mỏ vàng” đã và đang được nhiều CEO khai thác.
Với nhà hàng quy mô nhỏ chỉ cần 1 quản lý, còn các nhà hàng lớn hoặc kinh doanh trên mặt phố nhộn nhịp sẽ cần ít nhất 2,3 người quản lý. Nhu cầu tuyển dụng quản lý nhà hàng tại Hà Nội đã đang và sẽ tiếp tục tăng cao. Bên cạnh đó hàng loạt ông lớn ẩm thực, nước uống nước ngoài cũng đổ xô vào Hà Nội dẫn đến nghề quản lý nhà hàng được săn đón và trả lương hấp dẫn. Hiện nay, mức lương cho một quản lý nhà hàng không dưới 15 triệu đồng/ tháng.
Cập nhật n đơn vị tuyển quản lý nhà hàng tại Hà Nội
Sau đây là cập nhật về các đơn vị đang tuyển dụng quản lý nhà hàng tại Hà Nội. Đối với tổ chức lớn, thường yêu cầu khắt khe đối với ứng viên chẳng hạn như kinh nghiệm tối thiểu 3 năm, có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ, kỹ năng mềm,… Còn địa điểm nhỏ hơn sẽ có phần cởi mở hơn. Mỗi người nên cân nhắc năng lực của bản thân để ứng tuyển phù hợp.
- Công ty CP chuỗi nhà hàng Mẹ Việt (trực thuộc tập đoàn Linh Trung Tín) tuyển 3 quản lý chi nhánh.
- Công ty TNHH MTV Đa Niềm Tin, tuyển 1 quản lý nhà hàng.
- Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ SBO Việt Nam, tuyển 2 quản lý cho hệ thống nhà hàng Yakimono và 3 quản lý cho nhà hàng Le Monde Steak
- Hệ thống nhà hàng Lion City tuyển 3 quản lý
- Công ty CP Thương mại và Dịch vụ A&T Việt Nam tuyển quản lý và phó quản lý nhà hàng Á – Âu
- Spybar Hà Nội tuyển 1 quản lý làm việc ca tối
- Nhà hàng Gastro, tuyển 1 quản lý chi nhánh bar và phóquản lý
- Nhà hàng Top Floor Rue Seaux tuyển 2 phó quản lý
- Nhà hàng SUM Villa tuyển 1 quản lý quầy bar
- Nhà hàng Hải Sản Ngon tuyển 2 phó quản lý.
- Nhà hàng Bếp Xuka tuyển 2 quản lý chi nhánh
- Nhà hàng Xóm Vắng 3, tuyển 1 phó quản lý
- Nhà hàng Hải Yến – Tre Bãi Đá, tuyển 1 quản lý quầy bar
- Nhà hàng Luk Lak tuyển 2 phó quản lý và 1 quản lý chi nhánh
- Nhà Hàng Quê, tuyển 1 quản lý quầy bar, 2 phó quản lý, 1 quản lý chi nhánh
Xem thêm
- Hiểu hướng dẫn chọn mô hình quản trị, tìm việc quản lý dự án đậu ngay
- Vai trò của nhà quản trị trong việc quản lý doanh nghiệp
- Mục tiêu quản trị là gì? Những mục tiêu cơ bản vượt qua thời khủng hoảng
Trên đây là thông tin tuyển dụng quản lý nhà hàng tại Hà Nội, nếu bạn có lĩnh vực quan tâm hãy đăng ký ngay. Hy vọng rằng, các ứng viên sẽ có thể tự tin “ẵm” việc làm hấp dẫn tại một nhà hàng trên địa bàn thủ đô. Và đừng quên cập nhật những thông tin hữu ích khác nhé !
Mai Linh
Nguồn: https://timviecquantri.net/