Warning: file_put_contents(/zdata/cloud/timviecquantri/wpdiscuz/captcha/.htaccess): failed to open stream: No such file or directory in /var/www/html/project/timviecquantri.net/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Field/DefaultField/Captcha.php on line 132 Hiểu hướng dẫn chọn mô hình quản trị, tìm việc quản lý dự án đậu ngay

Hiểu hướng dẫn chọn mô hình quản trị, tìm việc quản lý dự án đậu ngay

5 (100%) 1 vote

Ứng tuyển quản lý, ứng viên tìm việc quản lý dự án ngoài kiến thức chuyên môn và kỹ năng nếu am hiểu mô hình quản trị sẽ tăng cơ hội cho bản thân.

Với cương vị CEO, mỗi người cần am hiểu những mô hình quản trị cơ bản, sau đó đưa ra quyết định hoạt động của doanh nghiệp đi theo một phương pháp nào đó. Dẫu biết rằng con đường thành công không bao giờ trải thảm hoa hồng nhưng nếu bạn có đủ kiến thức và kỹ năng vẫn có thể mang đến lối đi thuận buồm xuôi gió nhất cho công ty. Là một người tìm việc quản lý dự án, ứng viên cần trang bị tri thức về hướng dẫn lựa chọn mô hình quản trị. 

Quản lý dự án là làm gì ?

Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực. Thuật ngữ “quản lý” cũng có thể chỉ những người quản lý một tổ chức (theo Wikipedia).

Dự án là một quá trình cụ thể đặc thù bao gồm các hoạt động được phối hợp và kiểm soát, có ngày khởi đầu, ngày kết thúc, và được thực hiện trong những tình huống có các hạn chế về mặt thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phù hợp với những yêu cầu cụ thể đã được đặt ra.

Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động dự án nhằm đáp ứng các yêu cầu của dự án khi đặt trong các giới hạn về thời gian, chi phí và nguồn lực. Qua đó có thể nhận ra rằng tất cả chúng ta đều phải quản lý dự án bởi vì nó bao gồm các hoạt động trong cuộc sống, từ các việc nhỏ như tổ chức một hoạt động sự kiện hoặc xây dựng một căn nhà riêng,… đến các việc phức tạp hơn như tổ chức kinh doanh, xây dựng các cơ sở hạ tầng hoặc đào tạo.

Hiểu hướng dẫn chọn mô hình quản trị, tìm việc quản lý dự án đậu ngay - Ảnh 1
Quản lý dự án có vai trò quan trọng trong thực tiễn cuộc sống (ảnh: internet)

Làm thế nào để chọn được mô hình quản lý dự án kinh doanh hợp lý, hãy theo dõi thông tin hữu ích phía dưới.

Quy trình quản lý dự án

Chuẩn bị đi tìm việc quản lý dự án, kiến thức về quy trình quản lý có lẽ các ứng viên không nên bỏ qua. Theo các chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ cho rằng, dự án có vòng đời gồm 4 giai đoạn sau:

  • Hình thành: lên ý tưởng, dự báo và đánh giá tính khả thi
  • Phát triển: xây dựng dự án, lên kế hoạch, thống kê các nguồn lực
  • Trưởng thành: thực hiện dự án
  • Kết thúc: tổng kết, đúc rút kinh nghiệm

Dựa vào vòng đời kể trên, quy trình quản lý dự án sẽ bám sát vào từng giai đoạn. Cụ thể bao gồm 5 bước sau:

  1. Lên ý tưởng về dự án: loại hình kinh doanh, mô hình nhà, loại sự kiện,…
  2. Lập kế hoạch dự án: phác thảo ra những hoạt động sẽ phải làm khi thực hiện dự án.
  3. Thực hiện dự án: hiện thực hóa tất cả các phác thảo ở bước 2. 
  4. Giám sát dự án: Người quản lý sẽ sử dụng năng lực của bản thân tham gia vào theo dõi, tư vấn, tìm ra phương hướng hiệu quả cho nhân sự trước bất kỳ vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
  5. Đóng dự án: bàn giao lại cho đơn vị liên quan, tổng kết kết quả (lời, lãi, chi phí,…)
Hiểu hướng dẫn chọn mô hình quản trị, tìm việc quản lý dự án đậu ngay - Ảnh 2
Quy trình quản lý dự án – tri thức quan trọng đối với ứng viên CEO (ảnh: internet)

Những mô hình quản lý dự án cơ bản

Waterfall

Một trong những mô hình quản lý dự án phổ thông nhất hiện nay là Waterfall. Ưu điểm của phương pháp này sẽ phác thảo tuần tự, chuẩn mực quy trình quản lý, được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, nhất là trong ngành phát triển phần mềm. Đồng thời, Waterfall còn xác định rõ các bước như: phân tích mục tiêu, thiết kế, thử nghiệm và bảo trì. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất mà mô hình này gây ra là tính cứng nhắc, không linh hoạt.

Hiểu hướng dẫn chọn mô hình quản trị, tìm việc quản lý dự án đậu ngay - Ảnh 3
Mô tả về Waterfall chính là 3 từ: “đúng quy trình” (ảnh: internet)

Agile

Khác với “người anh tiền nhiệm” Waterfall, Agile là mô hình thể hiện tính linh hoạt, nhanh nhạy đối với quy trình quản lý dự án. Ưu điểm của Agile được thể hiện khi bạn cần chạy nước rút hoàn thành gấp gáp công trình cũng như tổ chức kinh doanh. Còn hạn chế, tính rủi ro cao do mô hình còn nhiều thiếu sót trong khâu dự báo rủi ro và bỏ qua nhiều bước của quy trình. 

Hiểu hướng dẫn chọn mô hình quản trị, tìm việc quản lý dự án đậu ngay - Ảnh 4
Agile – mô hình linh hoạt phù hợp cho giai đoạn chạy đua nước rút của dự án (ảnh: internet)

Hybrid

Không quá áp đặt quy trình Waterfall cũng không quá linh hoạt Agile, phương pháp quản lý dự án theo mô hình Hybrid lại tích hợp đủ lợi ích của cả hai cách tiếp cận trên. Ưu điểm của Hybrid là kết hợp hài hòa bước lên ý tưởng, phác thảo phương pháp của Waterfall và giai đoạn thiết kế, phát triển, thực hiện, và đánh giá kết quả dự án theo Agile. Điểm hạn chế lớn nhất của Hybrid phải kể đến quy trình quản trị phức tạp, nhiều bước nhỏ. 

Hiểu hướng dẫn chọn mô hình quản trị, tìm việc quản lý dự án đậu ngay - Ảnh 5
Mô hình Hybrid có độ chính xác cao nhưng tổ chức quy trình quản trị phức tạp (ảnh: internet)

Phương pháp đường giới hạn (CPM)

Mô hình CPM (Critical path method) – chắp ghép nhiều phương pháp nhỏ mà cụ thể là yếu tố cấu thành dự án giúp cho người quản trị đi sâu, bám sát, theo dõi quy trình một cách hiệu quả, thiết thực. CPM hoạch định việc quản lý thành các mốc thời gian cụ thể kèm theo các yếu tố phụ thuộc, các cột mốc và thành quả. Ngoài ra CPM còn nêu ra các tiêu chí quản lý như: thời gian dài nhất, thời gian ngắn nhất và phao cứu trợ. Hạn chế của CPM là phụ thuộc vào phần mềm tin học CPM bởi các thông số, tiêu chí đều phải bám sát trên internet.

Quản lý dự án chuỗi quan trọng (CCPM)

Quản lý chuỗi quan trọng (Critical chain project management): Mô hình này hướng dẫn CEO tập trung quản lý dự án vào những giai đoạn quan trọng của quy trình chẳng hạn như nguồn lực ở bước lên ý tưởng kinh doanh hay đẩy mạnh marketing trong bước thực hiện dự án. Qua đó công tác quản lý diễn ra nhẹ nhàng và cũng đảm bảo được hiệu quả. Tuy nhiên điểm hạn chế của CCPM sẽ cần trang bị đội ngũ nhân sự cấp dưới có trình độ chuyên môn cao khi bạn không thể chu toàn được mọi yếu tố. 

Hiểu hướng dẫn chọn mô hình quản trị, tìm việc quản lý dự án đậu ngay - Ảnh 6
CCPM – mô hình quản lý tập trung vào yếu tố quan trọng (ảnh: internet)

Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn mô hình quản lý dự án

Nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn mô hình quản lý dự án xuất phát từ nguyên nhân khách quan, chủ quan. Từ đó, người quản lý sẽ xem xét mọi khía cạnh liên quan đến công tác quản lý dự án, có thể liệt kê qua vài tiêu chí cơ bản sau: 

  • Mục tiêu của tổ chức
  • Quy mô hoạt động của dự án
  • Loại hình kinh doanh
  • Nguồn lực (vốn, nhân lực, vật lực)
  • Sức ép thời gian
  • Mức độ rủi ro
  • Tính phức tạp của mô hình quản trị

Tư vấn lựa chọn mô hình quản lý dự án phù hợp

Hầu như các phương pháp kể trên sẽ không thể ứng dụng chính xác một cách tuyệt đối với tổ chức của ứng viên tìm việc quản lý dự án. Để tìm ra được phương pháp ít rủi ro cho công tác quản lý dự án, mỗi người cần am hiểu mô hình quản trị, ưu điểm, nhược điểm, tình hình thực tiễn của tổ chức mình. Ngoài ra còn các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình quản trị cũng cần xem xét. 

Hiểu hướng dẫn chọn mô hình quản trị, tìm việc quản lý dự án đậu ngay - Ảnh 7
Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng mọi yếu tố trước quyết định lựa chọn mô hình quản trị (ảnh: internet)

Mặt khác, trong quá trình quản lý dự án, CEO cũng có thể linh động sử dụng các bước trong mô hình quản trị sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế nhất. Dù bằng cách nào, các tổ chức cần phát triển các tiêu chuẩn kèm theo sự chuẩn bị một cách tốt nhất để có thể chọn lọc khi tình hình thay đổi. 

Xem thêm

Như vậy, người quản lý nắm trong tay trọng trách lớn quyết định đến thành bại của dự án. Nếu tìm được một mô hình quản trị phù hợp dựa trên phân tích các yếu tố đáp ứng, kể cả rủi ro nhưng khắc phục được vẫn có thể xem như hướng đi đúng đắn. Hy vọng những tri thức kể trên sẽ giúp ứng viên tìm việc quản lý dự án tự tin hơn trong công cuộc chinh phục sự nghiệp thành công. 

Mai Linh

Nguồn: https://timviecquantri.net

5 (100%) 1 vote
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: hotro@timviec.com.vn

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.