Mục tiêu quản trị là gì? Những mục tiêu cơ bản vượt qua thời khủng hoảng
Thời khủng hoảng là thời kỳ mà doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất? Đòi hỏi nhà quản trị phải hết sức tỉnh táo để đưa ra những chiến lược giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng. Vậy mục tiêu quản trị là gì? Những mục tiêu nào giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoàng?
- 10 kỹ năng kinh doanh bạn cần nắm vững để luôn thành công
- Ứng tuyển nhân viên quản lý nhà hàng và 5 kinh nghiệm bỏ túi để giúp bạn trúng tuyển
1. Mục tiêu của quản trị là gì?
Nói một cách ngắn gọn mục tiêu của quản trị là cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các bên liên quan của công ty, nhằm vào sự phát triển dài hạn của công ty. Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ phát triển.
Dưới góc độ các nhà kinh tế hiện nay thì người ta thường đề ra hai mục tiêu cơ bản. Mục tiêu đầu tiên của quản trị là nhằm tối đa hóa giá trị cho những người chủ sở hữu doanh nghiệp. Nhiều nhà kinh tế đã nhấn mạnh ngoài mục tiêu tối đa giá trị thì họ còn theo đuổi mục tiêu khác là gia tăng trách nhiệm xã hội của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp tập trung xử lý các vấn đề thường phát sinh trong mối quan hệ ủy quyền trong một công ty. Mục tiêu của quản trị là ngăn ngừa, hạn chế những người quản lý lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao sử dụng tài sản, cơ hội kinh doanh của công ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của người khác hoặc làm thất thoát nguồn lực do công ty kiểm soát.
2. Những mục tiêu cơ bản giúp các nhà quản trị vượt qua thời khủng hoảng
Gồm 4 mục tiêu chính:
2.1. Mục tiêu thứ nhất: Quản trị nội bộ
Mục tiêu quản trị là gì để có thể thoát khỏi khủng hoảng? Theo đó, ở mục tiêu này người nắm giữ quyền quản lý phải có một kế hoạch cụ thể làm sao để quản trị nội bộ doanh nghiệp mình cho tốt thông qua những phương án cụ thể về xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp.
Có rất nhiều doanh nghiệp đã thành công trong cơ chế quản trị nội bộ khiến cho công ty hoạt động tốt khiến khách hàng phải thán phục và luôn tin tưởng vào sản phẩm mà họ cung cấp.
2.2. Mục tiêu thứ 2: Khách hàng
Ngày nay, khi mà sản xuất được hỗ trợ rất nhiều từ công nghệ kỹ thuật nên sản phẩm tạo ra có chất lượng đều như nhau nên khả năng cạnh tranh càng ngày càng trở nên khó khăn vô vàn. Việc làm sao bán được sản phẩm của doanh nghiệp mình khiến các nhà quản lý đau đầu. Do đó, marketing bán hàng trở thành vấn đề mà các công ty đặt lên hàng đầu, việc quản trị khách hàng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Trước đây khi mà hàng hóa còn khan hiếm thì ai cũng nghĩ có hàng bán là lợi thế rồi nhưng hiện nay thị trường khốc liệt hơn nhiều, trăm người bán chỉ có lác đác người mua nên các nhà quản trị cần có mục tiêu rõ ràng. Bán hàng cần có nghệ thuật.
Bán hàng không chỉ đơn giản bán xong là xong mà còn phải khiến khách hàng mua lần này lại muốn mua tiếp lần sau và giới thiệu người khác mua vì nó không chỉ tốt mà doanh nghiệp lại rất chuyên nghiệp trong việc chăm sóc khách hàng và bảo hành… Thậm chí người quản trị doanh nghiệp phải làm truyền thông tốt để kích cầu khách hàng tiềm năng và giới thiệu sản phẩm tới tay những khách hàng chưa từng biết đến sản phẩm của mình.
2.3 Mục tiêu thứ ba: Định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ
Muốn vượt qua thời kì khủng hoảng thì mục tiêu quản trị là gì? Đó là là cơ cấu lại về mặt nhân sự. Cần tối giản những bộ phận thừa người để tiết kiệm chi phí bên cạnh đó tập trung phát triển sản phẩm mà thì thị trường đang có nhu cầu nhiều và không quên mở rộng ra những thị trường tiềm năng.
Trước đây để doanh nghiệp phát triển đi lên thì khi xây dựng đường lối phát triển cho nó người quản trị thường đặt vấn đề lợi nhuận của doanh nghiệp lên hàng đầu. Nhưng xu thế hiện nay thì tư duy này cần phải được thay đổi. Doanh nghiệp muốn vượt qua khủng khoảng để phát triển bền vững thì phải chú trọng trước tiên vào phát triển sản phẩm và dịch vụ. Lợi nhuận chỉ nên xếp sau mà thôi.
Kinh doanh ngành nghề gì cũng vậy, vẫn biết lợi nhuận là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp tuy nhiên nếu phải đánh đổi lợi nhuận bằng 1 cái giá quá đắt dẫn tới có thể sụp đổ cả 1 hệ thống thì chắc chắn không một người quản trị nào có thể chấp nhận đâu.
2.4 Mục tiêu thứ tư: Tài chính doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp đã bước vào khủng hoảng thì người quản trị tuyệt đối không được đặt mục tiêu tài chính phải liên tục phát triển vì đó là điều không tưởng. Đang khó khăn, đang gặp vô vàn trắc trở mà đòi kinh doanh vẫn mang về lợi nhuận thì đúng là chuyện không tưởng rồi.
Trong quản trị doanh nghiệp người ta đã rút ra một nguyên tắc bất biến đó là nếu tài chính doanh nghiệp liên tục tăng thì các mục tiêu trên là mục tiêu: quản trị nội bộ, khách hàng, định hướng doanh nghiệp phải giảm. Nhưng các mục tiêu đó lại là những mục tiêu giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, như vậy nếu nó giảm thì nguy cơ doanh nghiệp sụp đổ là cận kề. Chính vì vậy đừng ham vì cái lợi trước mắt mà đánh mất tương lai.
Do đó trong kinh doanh thì đây là một trong những “cái bẫy” đòi hỏi người quản trị phải hết sức tỉnh táo để tránh sập bẫy. Người quản lý cần hết sức sáng suốt để có thể đưa ra được những quyết sách đúng đắn nhất khi doanh nghiệp đang ở tư thế ngàn cân treo sợi tóc.
2.5 Tạm kết
Giúp doanh nghiệp vượt qua được thời kì khủng hoảng để có bước tiến vững chắc đòi hỏi nhà quản trị phải có tầm nhìn chiến lược. Thế nên vai trò của người quản trị doanh nghiệp không hề nhỏ chút nào. Chính vì thế công ty nào có được người quản trị tốt là đã nắm được phần thắng trong cuộc chiến này.
Mỗi doanh nghiệp đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong cuộc chiến duy trì sản phẩm của mình trên thị trường. Để vượt qua được khó khăn đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có trái tim sắt đá và cái đầu lạnh nhưng cũng cần phải có nghệ thuật chớp thời cơ đúng lúc nhất.
Thương trường là chiến trường, mọi cuộc chiến đều khốc liệt chứ không đơn giản chút nào. Nếu doanh nghiệp mà không có những người quản trị tài năng, biết tìm ra các chiến lược phát triển lâu dài bền vững bên cạnh đó là biết chớp thời cơ thì chắc chắn doanh nghiệp khó mà trụ vững. Bên cạnh đó họ còn phải là những người đi sâu đi sát tới đời sống của người lao động. Cần hiểu được những người đang làm việc trực tiếp tạo ra sản phẩm có thuận lợi và khó khăn gì để giúp tháo gỡ. Có như vậy thì hệ thống mới hoạt động trôi chảy được.
Xem thêm:
- Ngành quản trị khách sạn là gì? 6 tố chất bạn cần có để thành công
- Ngành quản trị marketing: Top 5 trường đào tạo tốt nhất hiện nay
- Vai trò của nhà quản trị trong việc quản lý doanh nghiệp
Với bài viết “Mục tiêu quản trị là gì? Những mục tiêu cơ bản giúp các nhà quản trị vượt qua thời khủng hoảng” sẽ phần nào giúp được các doanh nghiệp đang lâm vào cảnh khó khăn tháo gỡ được phần nào bế tắc. Các nhà quản trị doanh nghiệp hoạch định lại được hướng đi cho doanh nghiệp mình để biến những thách thức thành cơ hội vượt qua khủng hoảng và phát triển bền vững đi lên.
Minh Minh
Nguồn: https://timviecquantri.net
Việc làm ngành quản trị doanh nghiệp có nhiều cơ hội lớn
Tin tức 21-08-2019, 08:00Vốn là một lĩnh vực rộng lớn, việc làm ngành quản trị doanh nghiệp ngày càng thu hút nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, một số bạn trẻ vẫn còn thắc mắc về công việc cũng như tương lai của ngành này. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu các thông tin hữu ích qua bài...
Học ngành quản trị doanh nghiệp: Làm công việc gì để có lương cao
Tin tức 25-07-2019, 17:42Đăng ký dự thi vào trường, nhiều sinh viên thắc mắc học quản trị kinh doanh nghiệp ra trường làm nghề gì, lương sẽ ở mức bao nhiêu? Sau khi tốt nghiệp công việc ổn định là gì? Đó là câu hỏi chung của nhiều người, vậy học quản trị doanh nghiệp nên làm nghề...
Khái niệm quản trị cần nắm vững để phân biệt với các ngành học khác
Tin tức 25-07-2019, 11:43Tin chắc rằng nhiều người bây giờ vẫn chưa thể hiểu được hết từ "quản trị", bởi vậy với bất cứ ai đã và đang có ý định theo đuổi ngành học này thì nên nắm vững khái niệm quản trị để phân biệt với các ngành học khác. Ứng tuyển nhân viên quản lý...
5 bí quyết để sở hữu mô hình quản trị thương hiệu tối ưu nhất
Tin tức 25-07-2019, 10:40Doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mới có thể phát triển bền vững. Nhưng khi đã có thương hiệu rồi thì doanh nghiệp đó cần phải biết quản trị thương hiệu sao cho hiệu quả trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Ứng tuyển nhân viên quản lý nhà hàng và 5...