Hoạt động sản xuất – kinh doanh sôi động kéo theo đó nhu cầu tuyển dụng quản lý sản xuất tăng cao. Nếu có cùng lĩnh vực đừng bỏ qua bí kíp săn việc sau đây.
- Điều kiện tìm việc ngành quản lý đất đai: Đạt chuẩn đầu ra, thạo Anh ngữ
- Lập kế hoạch phát triển công ty, ứng tuyển quản lý kinh doanh nên biết
- Hiểu hướng dẫn chọn mô hình quản trị, tìm việc quản lý dự án đậu ngay
Hiện nay các công ty đang không ngừng đầu tư cho hoạt động tuyển dụng quản lý sản xuất nhằm tìm được nhân tài đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh. Song hành với khâu marketing, hoạt động quản lý quy trình sản xuất có vai trò quan trọng giúp tạo dựng niềm tin yêu đối với khách hàng. Qua đó vị trí, vai trò cũng như trách nhiệm của người quản lý sản xuất rất lớn.
Định nghĩa về quản lý sản xuất
Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực. Thuật ngữ “quản lý” cũng có thể chỉ những người quản lý một tổ chức (theo Wikipedia).
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Đây là quá trình làm ra thành phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm.
Quản lý sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm (dịch vụ) đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Mô tả về công việc quản lý sản xuất
Trước khi đăng ký tuyển dụng quản lý sản xuất, các ứng viên nên tìm hiểu về nhiệm vụ lao động đối với vị trí này. Đây cũng có thể xem như trách nhiệm của công việc quản lý sản xuất sẽ bao gồm những mảng kiến thức sau:
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác quản lý, sử dụng lao động, máy móc thiết bị có hiệu quả nhất.
- Nhận kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện kế đạt kế hoạch sản xuất đảm bảo kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Chịu trách nhiệm thực hiện tốt các nội quy của Công ty về công tác quản lý lao động, quản lý tài sản và quản lý sản xuất, vệ sinh công nghiệp.
- Người quản lý sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan của công ty, thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày, tuần, tháng.
- Triển khai xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng kỹ thuật trong sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
- Xây dựng định mức sản xuất (vật tư, nhân công,…) đối với từng sản phẩm.
- Quản lý tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của xưởng theo quy định, kịp thời nhanh chóng đúng quy trình, quy định.
- Xây dựng các đề án phát triển, phương án hoạt động theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ phân xưởng.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn kiểm tra, đề xuất các phương án chỉ đạo, uốn nắn những sai lệch không phù hợp.
- Tổng kết đánh giá kết quả hoạt động theo các lĩnh vực chuyên môn của xưởng.
- Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác của công ty trong quá trình hoạt động.
- Bên cạnh việc quản lý máy móc, thiết bị, nguồn lực người quản lý còn phải dự trù những tình huống phát sinh để xử lý sự cố đột xuất.
Những yêu cầu đối với vị trí quản lý sản xuất
Có 2 tiêu chí mà đơn vị tuyển dụng quản lý sản xuất yêu cầu ứng viên cần đáp ứng:
Về kiến thức chuyên môn
- Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Quản lý chất lượng, Công nghệ sinh học.
- Loại chứng chỉ kèm theo: chứng chỉ về cảm quan, chứng chỉ tin học văn phòng theo quy định của Bộ Giáo Dục Việt Nam trình độ A, chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh (Toiec, ELTS…), Tiếng Nhật (N2, N3,…)
Về kỹ năng
- Kỹ năng quản lý: giám sát, đồng thời phối hợp làm việc giữa nhiều phòng ban, quản lý sản xuất cần có khả năng quản lý nhân sự, đảm bảo hoạt động thông suốt và hiệu quả.
- Kỹ năng lãnh đạo: để giữ quy trình sản xuất luôn được trôi chảy, quản lý sản xuất phải thúc đẩy và chỉ đạo người lao động mà họ quản lý.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình sản xuất sẽ luôn xuất hiện các vấn đề liên quan đến nhân sự hay máy móc sản xuất, người quản lý sản xuất phải biết đưa ra các phương án giải quyết nhanh chóng và chính xác để không ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nói chung.
- Kỹ năng giao tiếp: Không làm việc một mình, quản lý sản xuất luôn phải trao đổi thông tin với nhiều đối tượng khác nhau, vậy nên kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin là rất quan trọng.
- Kiến thức về quy trình sản xuất và các tiêu chuẩn chất lượng: Với đặc thù nghề nghiệp của mình, quản lý sản xuất cần có kiến thức chuyên môn sâu về quy trình sản xuất cũng như những tiêu chuẩn cần thiết về sản phẩm mà mình sản xuất.
- Kỹ năng quản lý thời gian: để kịp thời hạn sản xuất, người quản lý phải quản lý thời gian của nhân viên và thời gian của chính họ.
- Cập nhật tri thức mới: các thông tin về phần mềm quản lý, quy trình sản xuất và vận hành máy móc hiện đại,…
Thị trường tuyển dụng quản lý sản xuất hiện nay
Tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng 612.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Đặc biệt trong bối cảnh hợp tác quốc tế, hàng hóa sản xuất của ta cần nấng cao chất lượng hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cũng như cạnh tranh được với hàng ngoại ngay tại thị trường nội địa.
Hiện nay hầu hết cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp phép hoạt động đều có ít nhất 1 ban chuyên trách theo dõi, giám sát chất lượng sản phẩm. Để một bộ máy sản xuất hoạt động trơn tru và hiệu quả không chỉ cần bài tay tài hoa của những công nhân, trang thiết bị tiên tiến mà còn cần sự thông minh và khả năng quản lý sắp xếp công việc nhịp nhàng của những người quản lý sản xuất. Vì vậy nhu cầu tuyển quản lý sản xuất sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Cập nhật những đơn vị đang tuyển quản lý sản xuất
Dựa trên tổng hợp của trang https://timviecquantri.net/ mức lương quản lý sản xuất hiện dao động trong khoảng 12 – 25 triệu đồng/tháng, tùy theo năng lực, kinh nghiệm của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. Sau đây là các công ty, tổ chức đang tuyển quản lý sản xuất:
- Công ty CP Công nghệ OTP Việt Nam – Tập đoàn FLC Group (Hòa Bình và Hà Nội)
- Công ty TNHH Thép SeAH Việt Nam (Thái Nguyên)
- Công Ty Cổ Phần Nhôm Việt Dũng (Hà Nội)
- Công Ty TNHH Ohsung Vina (Hải Phòng)
- Công ty CP Công nghệ & Thực phẩm Châu Á – AFOTECH (Bắc Ninh)
- Công ty TNHH HOJEONG (Bắc Ninh)
- Công Ty H&T (Hải Phòng)
- Công ty May Mười (Thanh Hóa)
- Công Ty TNHH SX Bao Bì Dương Vinh Hoa (Huế – Đà Nẵng)
- Công Ty TNHH Synopex Vina2 (Bắc Ninh)
- Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Kỹ Thuật Á Châu (TP Hồ Chí Minh)
- Công Ty TNHH Cơ Khí Công Nghiệp Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh)
- Nidec Copal Precision Việt Nam
- Công ty CP tập đoàn Kim Tín (Long An)
- Công ty TNHH KNA APPAREL SOURCING (Đồng Nai)
- Công Ty TNHH SCG Việt Nam (Bình Dương)
Xem thêm
- Học ngành quản trị doanh nghiệp: Làm công việc gì để có lương cao
- Tham khảo 5 kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất
- Quản lý doanh nghiệp nhỏ mà không có 6 bí kíp dễ bị ‘cá mập’ nuốt chửng
Trên đây là thông tin tuyển dụng quản lý sản xuất cũng như mô tả về nghề, hi vọng rằng đã mang đến cho các ứng viên kiến thức hữu ích. Lưu ý rằng, trước khi tìm việc làm, mỗi người cần tìm hiểu về thông tin tuyển dụng, yêu cầu và những vấn đề xung quanh nó để tăng thêm cơ hội cho bản thân.
Mai Linh
Nguồn: https://timviecquantri.net/