Warning: file_put_contents(/zdata/cloud/timviecquantri/wpdiscuz/captcha/.htaccess): failed to open stream: No such file or directory in /var/www/html/project/timviecquantri.net/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Field/DefaultField/Captcha.php on line 132 Quản lý doanh nghiệp nhỏ mà không có 6 bí kíp dễ bị 'cá mập' nuốt chửng

Quản lý doanh nghiệp nhỏ mà không có 6 bí kíp dễ bị ‘cá mập’ nuốt chửng

5 (100%) 1 vote

Nếu trúng tuyển quản lý và trở thành người quản lý doanh nghiệp là bạn đã thành công bước đầu. Nhưng ở vị trí lãnh đạo, phải biết thêm nhiều kỹ năng khác thì bạn mới có thể đưa công ty phát triển hơn. 

Trở thành người quản lý doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng là niềm vinh hạnh và đáng tự hào đối với nhiều người. Tuy nhiên, các CEO đừng vội ngủ quên trên chiến thắng bởi có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, nếu không đủ bản lĩnh sẽ mất tất cả. 

Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực. Thuật ngữ “quản lý” cũng có thể chỉ những người quản lý một tổ chức (theo Wikipedia). Đối với việc quản lý một doanh nghiệp sẽ bao gồm các thao tác chung của quản trị nhưng gắn với đặc thù kinh doanh ở môi trường đó. Ở thời điểm kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ rất dễ bị tập đoàn lớn chiếm lĩnh thị phần, khách hàng và nhiều quyền lợi khác,… nếu không biết cách vận hành tổ chức sẽ khó trụ được. Dưới đây là một số giải pháp, được đúc rút từ nhiều tài liệu học thuật về kinh doanh, hãy cùng theo dõi và lĩnh hội.

Xác định được vấn đề còn tồn tại của công ty

Đứng trên cương vị quản lý doanh nghiệp, các cá nhân nên nhận thức được vị trí của doanh nghiệp đang ở đâu,đâu là hạn chế. Qua đó có giải pháp khắc phục dần dần. Trước khi doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh, bản thân tổ chức đó cần hoạt động khỏe mạnh không có vấn đề gì tồn động, gây ảnh hưởng đến bộ máy chung. Một vài khó khăn cùng giải pháp cơ bản mà các chuyên gia đánh giá đối với doanh nghiệp nhỏ ở nước ta:

  • Thiếu vốn: qua đó người quản lý của công ty sẽ đi kêu gọi đầu tư, vốn hóa thị trường,… 
  • Hao hụt ngân sách: tiến hành kiểm tra hoạt động kế toán, kiểm toán
  • Cơ sở hạ tầng máy móc chưa tiến bộ: đầu tư công nghệ, tự động hóa sản xuất
  • Nhiều người chưa biết đến sản phẩm: đẩy mạnh marketing,…
  • Bộ máy nhân sự cồng kềnh: cắt giảm nhân sự, đầu tư tin học giúp hạn chế nhân công, tiết kiệm và tăng hiệu quả lao động…
Quản lý doanh nghiệp nhỏ mà không có 6 bí kíp dễ bị ‘cá mập’ nuốt chửng - Ảnh 1
Mỗi vấn đề khó khăn của công ty đều cần đến người quản lý minh mẫn, sáng tạo tác động đến việc khắc phục thực tiễn (ảnh: internet)

Xác định được thế mạnh của doanh nghiệp

Đồng thời với việc đánh giá đúng những khuyết điểm còn tồn tại, người quản lý công ty cũng cần nhận xét đúng thế mạnh và có phương pháp định hướng phát triển tốt hơn. Những thế mạnh của doanh nghiệp cũng được các chuyên gia đúc kết trên những những diện sau:

  • Mô hình kinh doanh độc đáo: Trước bối cảnh thị trường “so găng” quyết liệt nếu may mắn sở hữu doanh nghiệp có mô hình kinh doanh độc đáo sẽ ít cạnh tranh nên cần đầu tư phát triển. Hiện tại ở nước ta có 1 vài hình thức kinh doanh độc đáo và hiệu quả như: giao hàng, kinh doanh dụng cụ văn phòng phẩm, kinh doanh quần áo cũ, cho thuê homestay, du lịch tự nguyện, du lịch trải nghiệm,…
  • Đội ngũ lao động chất lượng cao: qua đó người quản lý sẽ khai thác được nhiều thế mạnh làm việc của nhân sự, bố trí dùng người phù hợp
  • Mô hình kinh doanh nhỏ, linh hoạt dễ chuyển đổi
Quản lý doanh nghiệp nhỏ mà không có 6 bí kíp dễ bị ‘cá mập’ nuốt chửng - Ảnh 2
Xác định thế mạnh và phát huy chúng để đưa công ty tăng trưởng doanh thu cao (ảnh: internet)

Nâng cao chất lượng công nhân viên

Nếu sở hữu lao động chất lượng cao là ưu điểm lớn, đồng thời công ty cũng phải chi trả một mức lương lớn cho đội ngũ nhân lực này. Trong trường hợp điều kiện ngân sách còn eo hẹp và muốn tiết kiệm chi phí, nhiều cán bộ quản lý doanh nghiệp đã có phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân sự. Một vài phương pháp đang cho thấy dấu tín hiệu tốt đẹp như:

  • Sắp xếp lại đội ngũ quản lý công nhân viên
  • Cử nhân viên có tiềm năng đi học (kể cả nhân công sản xuất cũng cần đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn), cấp máy tính, khen thưởng khi đạt thành tích
  • Bố trí lao động đúng chuyên môn, hạn chế tuyển nhân viên trái ngành
  • Có chế độ đãi ngộ phù hợp với mặt bằng chung trên thị trường
  • Xây dựng bộ máy thống nhất, ổn định
Quản lý doanh nghiệp nhỏ mà không có 6 bí kíp dễ bị ‘cá mập’ nuốt chửng - Ảnh 3
Con người là tài nguyên quý giá, nếu người quản lý biết tận dụng hoạt động kinh doanh sẽ lên như diều gặp gió (ảnh: internet)

Tranh thủ lợi thế cạnh tranh giải quyết bài toán thương hiệu

Nếu doanh nghiệp của bạn cùng sản xuất một mặt hàng tương tự tập đoàn lớn. Thay vì bên công ty lớn sẽ phải họp bàn nhiều bộ phận mới có thể đưa ra quyết định đổi mẫu mã sản phẩm, thì hoạt động này ở doanh nghiệp nhỏ diễn ra nhanh hơn. Đây là yếu tố để doanh nghiệp nhỏ đi tắt, đón đầu thị hiếu khách hàng. 

Quản lý doanh nghiệp nhỏ mà không có 6 bí kíp dễ bị ‘cá mập’ nuốt chửng - Ảnh 4
Doanh nghiệp lớn sẽ mất nhiều thời gian lên ý tưởng quảng cáo, công ty nhỏ sẽ nhanh hơn và đón đầu thị hiếu khách hàng (ảnh: internet)

Một vài mô hình xây dựng hình ảnh thương hiệu mà chỉ doanh nghiệp quy mô nhỏ mới có thể áp dụng được và ở quy mô lớn không còn phù hợp như: thương hiệu gia đình, thương hiệu dân tộc, thương hiệu địa phương, thương hiệu cá nhân đang chứng tỏ sự thành công vượt trội trên mảnh đất hình chữ S. Ngoài ra bốn hình thức xây dựng thương hiệu này sẽ tiết kiệm chi phí marketing tối đa, khả năng tập trung cho thương hiệu cao. Một vài doanh nghiệp nhỏ nhờ biết tận dụng lợi thế cạnh tranh đã phát triển vượt bậc vươn tầm doanh nghiệp vừa và lớn như: FPT, Vinaconex, Bitis, TH true milk,… 

Tiến hành đàm phán mềm dẻo, linh hoạt săn ‘deal’ khủng

Bên cạnh các giải pháp mang tính cục bộ, toàn diện kể trên, một phương pháp liên quan trực tiếp đến vận mệnh công ty xuất phát từ khả năng của CEO về ngoại giao, đàm phán ký kết hợp đồng có giá trị. Để có thể tìm kiếm được các thương vụ béo bở, đòi hỏi các quản lý của doanh nghiệp nhỏ có mối quan hệ rộng, tầm nhìn xa, óc phán đoán, linh hoạt, nhạy bén,…

Quản lý doanh nghiệp nhỏ mà không có 6 bí kíp dễ bị ‘cá mập’ nuốt chửng - Ảnh 5
Chỉ cần một hợp đồng mang lại lợi nhuận cao cũng có thể cứu cả doanh nghiệp đang trên vực thẳm trở nên khỏe mạnh (ảnh: internet)

Một lý do khác, hầu hết các nhân viên đều bị động nên người quản lý thường phải chủ động, quyết đoán mới có thể chớp cơ hội về cho doanh nghiệp. Cho dù doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ nhân viên kinh doanh nắm bắt thị trường giỏi nhưng người quyết định nhất thiết là người nắm vai trò lãnh đạo. Qua đó, quyết định của người quản lý sẽ làm kim chỉ nam, định hướng hoạt động của công nhân viên.

Cân nhắc việc xác nhập, mua bán vào tổ chức lớn hơn

Trong bối cảnh kinh tế thị trường có nhiều biến động, không ít doanh nghiệp phải áp dụng việc mua bán, sáp nhập với nhau để vươn mình lớn mạnh, tăng lợi thế cạnh tranh. Hiện nay có 3 hình thức sáp nhập căn cứ vào các tiêu chí như quy mô, lĩnh vực kinh doanh và vốn hóa đầu tư.

  • Sáp nhập hàng ngang: thường xảy ra trong các doanh nghiệp cùng lĩnh vực ngành nghề, ví dụ các ngân hàng thương mại sáp nhập với nhau, công ty sữa mua lại của nhau,…
  • Sáp nhập hàng dọc: các công ty mua lại những chuỗi kinh doanh liên quan đến lĩnh vực của họ, ví dụ như công ty cà phê mua lại vùng nguyên nguyên liệu,mua lại hệ thốn cửa hàng cà phê; công ty sữa mua lại trang trại bò sữa,…
  • Sáp nhập tổ hợp: các công ty không cùng lĩnh vực nhưng muốn sáp nhập với nhau  để đa dạng hóa sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường,…

Những yếu tố cần cân nhắc khi sáp nhập, mua bán trên phương diện của doanh nghiệp nhỏ:

  • Tiếp tục được phát triển thương hiệu, giá trị cốt lõi về dòng sản phẩm, “hòa hợp không hòa tan”
  • Không thay đổi quá nhiều về nhân sự (tùy vào hợp đồng thỏa thuận)
  • Doanh nghiệp lớn cam kết đầu tư, phát triển doanh nghiệp nhỏ
  • Doanh nghiệp nhỏ đang trên vực thẳm, nguy cơ phá sản
Quản lý doanh nghiệp nhỏ mà không có 6 bí kíp dễ bị ‘cá mập’ nuốt chửng - Ảnh 6
Tùy từng điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp, CEO của công ty sẽ đưa ra quyết định sáp nhập hay không (ảnh: internet)

Xem thêm

Nhìn chung, người nắm giữ vai trò quản lý doanh nghiệp nhỏ đang nắm trong tay nhiều thời cơ và thách thức. Đứng trong hoàn cảnh đó người lãnh đạo cần có “tâm – tài – tầm” để chèo lái tổ chức vươn xa hơn.

Mai Linh

Nguồn: https://timviecquantri.net

5 (100%) 1 vote
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: hotro@timviec.com.vn

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.