Nhiều công ty cần tuyển quản trị viên với mức lương hấp dẫn và chế độ đãi ngộ tốt. Ai đang có nhu cầu tìm việc quản lý, có thêm bước tiến tiến trong sự nghiệp cần học ngay 6 kỹ năng cần thiết để sớm đạt thành công.
- Tìm việc quản lý nhân sự và 10 kỹ năng bạn cần phải có trong quản lý
- Mẹo trả lời phỏng vấn “một phát ăn ngay” khi bạn ứng tuyển quản lý cửa hàng
- Tìm việc làm quản trị website dễ dàng nếu bạn nắm rõ những kiến thức cơ bản sau
Sau một thời gian làm việc, nhiều người lao động đã tích lũy được một vài kinh nghiệm, có nhu cầu thay đổi bản thân ở vị trí cấp cao hơn hoặc tân cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành quản trị và có nhu cầu tìm việc quản lý. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là nhiều người chưa biết làm sao để ghi điểm đối với đơn vị tuyển dụng, đặc biệt với vị trí cao như vậy lại càng khó. Bài viết dưới đây sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức, điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực (theo Wikipedia). Đối với mỗi một lĩnh vực tổ chức, kinh doanh sẽ có cách gọi khác nhau cho vị trí quản lý nhưng các yêu cầu về đối với vị trí này nhìn chung sẽ tương tự nhau. Dưới đây là các kỹ năng cần có để trở thành nhà quản trị tài năng, chuyên nghiệp.
Vị trí quản lý yêu cầu giỏi chuyên môn
Chưa bàn đến các kỹ năng khác, yếu tố đầu tiên đồng thời quan trọng hàng đầu chính là giỏi chuyên môn. Nếu muốn ứng tuyển ở lĩnh vực nào bạn phải có kiến thức về lĩnh vực đó, thậm chí thêm tri thức chuyên môn liên quan. Chẳng hạn, một người ứng tuyển vị trí quản lý cửa hàng, ngoài tri thức về quản trị kinh doanh, ứng viên sẽ phải có sự am hiểu nhất định về marketing, kế toán, tư vấn bán hàng, quản trị nhân sự. Cũng từng quy mô kinh tế của doanh nghiệp những yêu cầu này sẽ cao, vừa phải hoặc linh động một vài điều khiếm khuyết đối với ứng viên.
Hai mảng kiến thức quan trọng khác là tin học văn phòng và giao tiếp ngoại ngữ sẽ giúp ứng viên bỏ xa đối thủ, chiếm ưu thế trong tuyển dụng. Điều này, ứng viên nên thể hiện trong trình bày bản CV xin việc và trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh, tiếng Trung,…
Vị trí quản lý cần nhanh nhạy, sáng tạo
Tiêu chí tiếp theo giúp người tìm việc quản lý ghi điểm đối với nhà tuyển dụng là sự nhanh nhạy, sáng tạo. Yếu tố nhanh nhanh sẽ giúp nhân sự dễ dàng bắt kịp tiến độ công việc ở môi trường mới. Sau đó, người quản lý sẽ tiếp tục phấn đấu và tham gia nghiên cứu, sáng tạo ra những phương hướng kinh doanh hiệu quả hơn. Ví dụ, một người trúng tuyển vào vị trí quản trị khách sạn. Sau một thời gian làm việc thấy cách thức quản lý truyền thống ở doanh nghiệp chưa hiệu quả, doanh thu tăng trưởng chậm sẽ cần đưa ra các giải pháp hấp dẫn du khách hơn: thay đổi lễ tân, kiểm tra lại hoạt động của đội ngũ nhân viên buồng phòng, thay đổi dịch vụ book phòng qua internet,… Bằng mọi cách sẽ phải tăng được doanh thu.
Nếu như vị trí nhân viên chỉ làm việc cấp độ vi mô, nhỏ nhặt thì nhiệm vụ của người quản lý là bao quát và chịu trách nhiệm về hoạt động của tất cả nhân sự. Trong quá trình đó, người quản trị sẽ phải liên tục quan sát, nếu thấy một bộ phận nào đó hoạt động chưa hiệu quả hoặc trì trệ sẽ cần đưa ra những tư vấn, đề xuất cách làm mới để đáp ứng nhu cầu phát triển của toàn công ty.
Người quản lý phải có tầm nhìn xa, trông rộng
Thời buổi thương trường như chiến trường, người quản lý sẽ đóng vai trò lãnh đạo chèo lái con thuyền doanh nghiệp vươn ra đại dương bao la. Thực tế cho thấy, công ty càng phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh những vị trí quản lý cấp thấp sẽ có cơ hội vươn lên cấp cao kèm theo quỹ lương vô cùng hậu hĩnh. Bài toán về tầm nhìn xa, đi tắt, đón đầu về công nghệ, phương pháp kinh doanh,… luôn cho thấy tín hiệu tốt đẹp cả về phương diện cá nhân người lao động lẫn doanh nghiệp.
Mặt khác, người quản lý cũng cần có tầm nhìn, có khả năng dự báo được các rủi ro và lên kế hoạch phòng ngừa. Các rủi ro phổ biến là: phương pháp sai (người lao động), bị đối thủ chơi xấu, khách hàng quay lưng, thiếu ngân sách, suy thoái kinh tế,… Nếu như dự báo trước thì khi các nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sẽ bớt bỡ ngỡ, bình tĩnh đưa ra các giải pháp từng bước khắc phục.
Người quản lý nên có kỹ năng giao tiếp, khéo léo ứng xử
Kỹ năng giao tiếp và khéo léo ứng xử được coi như hành trang tuyệt vời đối với ứng viên tìm việc quản lý. Đối với khách hàng và đối tác làm ăn, người quản lý nếu biết cách cư xử khéo léo, đàm phán mềm dẻo sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp. Ở cấp độ quản lý, bạn phải truyền đạt làm sao cho nhân viên cấp dưới và CEO cấp trên hiểu được thông điệp từ bạn. Giao tiếp là một công cụ truyền cảm hứng và tạo động lực đồng thời lại có thể giúp nhận diện và giải quyết các rắc rối. Hãy giao tiếp rõ ràng, chuyên nghiệp và thường xuyên.
Người quản lý cần khéo léo trong ứng xử đối với tất cả các mối quan hệ cần có những chiến lược riêng và phù hợp. Chẳng hạn, nhân viên luôn mong đợi nhận được lời đánh giá trung thực về những gì họ thể hiện bởi người quản lý. Qua đó vị trí lãnh đạo sẽ đóng vai trò tham mưu, tư vấn và khích lệ nhân sự làm việc tích cực, hiệu quả hơn.
Người quản lý cần có tính dũng cảm và quyết đoán
Khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo một tập thể, tổ chức hay doanh nghiệp người quản lý sẽ cần dũng cảm chịu trách nhiệm trước tất cả các hoạt động dưới quy mô quản trị của bản thân. Ở cương vị cấp cao này, người quan lý phải luôn sẵn sàng để đưa ra những quyết định khó khăn bao gồm điều kiện về thời gian có hạn cũng như áp lực từ cấp trên.
Làm thế nào để đưa ra những quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả cho công ty? Khi ấy người quản lý sẽ phải dũng cảm, bản lĩnh và quyết đoán với quan điểm của bản thân. Tất nhiên mọi ý kiến này phải được nhân viên chấp thuận, cấp trên cho phép mới đưa vào áp dụng trong thực tiễn được.
Kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu luôn cần thiết đối với vị trí quản lý
Bài học đi đến thành công không có dấu chân của những kẻ bảo thủ, lười biếng. Nếu như đứng ở cương vị quản lý không phải bạn đang thành công mà bạn cần tiếp tục nỗ lực. Người quản trị nên đặt vào vị trí của nhân viên lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra cách thức làm việc mang tính chất khích lệ tích cực. Bên cạnh đó, người quản lý cần lắng nghe nhu cầu của khách hàng để tạo ra những sản phẩm thảo mãn.
Xem thêm
- Tìm việc quản lý đơn hàng cho người không bằng cấp vẫn có thu nhập cao
- Tìm việc quản lý spa tại Hà Nội lương cao, làm giờ hành chính
- 3 công việc hot thuộc ngành quản trị khách sạn cho các bạn sinh viên sau khi ra trường
Tựu chung, tìm việc quản lý là công cuộc có nhiều chông gai, cạnh tranh căng thẳng. Để tạo dấn ấn tốt đẹp đối với nhà tuyển dụng, các ứng viên cần trang bị đầy đủ các thành tố về kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc và phẩm chất đạo đức một cách chu đáo.
Mai Linh
Nguồn: https://timviecquantri.net/