Nếu bạn đang có dự định tham gia ứng tuyển quản trị, tuyển quản lý kinh doanh, một hành trang không thể thiếu đó là lập kế hoạch phát triển công ty.
- Tuyển dụng quản lý dự án và những kĩ năng cần có của người quản lý
- 30 tổ chức tuyển dụng quản lý nhà hàng khách sạn, đãi ngộ cực hấp dẫn
- Ngành quản trị marketing: Top 5 trường đào tạo tốt nhất hiện nay
Kế hoạch kinh doanh được các CEO ví như kim chỉ nam dẫn lối, quyết định đến thành bại của công ty, tổ chức. Nếu quan tâm đến tuyển quản lý kinh doanh, các ứng viên nên bổ sung tri thức này nhằm thuyết phục đơn vị tuyển dụng lựa chọn. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh bao gồm những hoạt động gì, thông tin cụ thể sẽ có ở phía dưới.
Tìm hiểu định nghĩa quản lý kinh doanh
Quản lý được hiểu theo nghĩa trong từ điển Bách khoa Việt Nam thì đó là một cụm từ dùng để mô tả việc trông coi, bảo vệ, tổ chức và điều khiển các hoạt động của cá nhân, tổ chức theo yêu cầu, quy định của lãnh đạo cấp cao. Trong điều kiện biến động phức tạp của môi trường làm việc, người quản lý chính là sự tác đông một cách liên tục nhưng có kế hoạch, mục tiêu, định hướng, tổ chức rõ ràng để những đối tượng được quản lý phải tham gia vào quá trình vận hành, hoạt động thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, mọi hoạt động đều được điều hòa, ổn định nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định.
Kinh doanh là hoạt động nhằm sinh lời, phải đảm bảo 6 yếu tố: cạnh tranh, học tập và phát triển, nội bộ, nhân sự, marketing, tài chính. Nếu thiếu các yếu tố này chỉ thuần buôn bán, chưa đạt đến địa hạt gọi là kinh doanh.
Quản lý kinh doanh là hành động nhận diện nguồn lực, sau đó vạch ra định hướng, duy trì, phát triển hoạt động của tổ chức đó. Do đó, trên cương vị CEO cần phải có kiến thức xây dựng kế hoạch kinh doanh sao cho chèo lái con thuyền của doanh nghiệp phát triển, bền vững trước sóng gió và có thể vươn ra đại dương.
Bước 1: Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh
Nếu như bạn định ứng tuyển quản lý kinh doanh ắt hẳn phải trang một kho ý tưởng phong phú, sáng tạo. Trong trường hợp bạn chưa nghĩ được ý tưởng nào hay ho hãy tham khảo trên internet sẽ cho hàng tá gợi ý. Có những đề tài tưởng như ngớ ngẩn, điên rồ như kinh doanh trò chơi nhà ma, bán đồ cũ,… cho đến rất thông dụng như mở quán cà phê, mở công ty dịch vụ thuê xe, truyền thông,… đều thành công. Chỉ cần bạn có một hoài bão đủ lớn và tin tưởng bản thân sẽ thành công. Nhiều đơn vị thường tìm kiếm một nhân sự thông qua các cách người đó suy nghĩ, đặc biệt phải “nhìn xa trông rộng” chứ không hạn hẹp, lối mòn.
Bước 2: Xây dựng mục đích kinh doanh
Sau tìm ra ý tưởng kinh doanh tuyệt vời, bước tiếp theo cần triển khai ngay đó là xác định mục đích kinh doanh. Chẳng hạn khi ban quản trị rót vốn cho bạn bắt tay vào hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, khi đó cần thuyết phục họ bằng mục tiêu kèm theo các yếu tố khác mới có thể nhận được đầu tư thật sự. Theo các chuyên gia của Mỹ, việc xác định mục tiêu kinh doanh cần dựa trên các tiêu chí SMART sau:
- Specific (Cụ thể): kinh doanh lĩnh vực gì?
- M là Measurable (có thể đo lường được): quy mô kinh doanh?
- A là Achievable (có thể đạt được)? Mục tiêu về lợi nhuận, doanh thu, bao lâu thu lại vốn,…
- R là Realistic (thực tế): Mục tiêu phải phù hợp với thực tiễn, căn cứ thực tế.
- T là Timely (thời hạn): Bao lâu thì đạt được mục tiêu đó.
Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường
Để đơn vị tuyển quản lý kinh doanh lựa chọn, ứng viên không thể thiếu kỹ năng nghiên cứu thị trường. Đồng thời nó cũng là yếu tố then chốt của quy trình lập kế hoạch kinh doanh. Phải xem xét trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào cũng theo đuổi lĩnh vực đó, thế mạnh của đối thủ, khách hàng của họ là ai, trong tương lai chúng ta có thể vượt lên được không,…
Nếu như bạn không có chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu, phân tích thị trường tốt nhất nên trang bị kỹ năng này thông qua việc học tập trên giảng đường cũng như tìm hiểu thông qua sách, tài liệu liên quan. Biết nghiên cứu thị trường và phân tích thị trường mới có thể phác thảo được kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, đúng thực tiễn.
Bước 4: Phân tích thế mạnh và hạn chế của doanh nghiệp
Nhận định về doanh nghiệp có tầm quan trọng trong việc xác định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp. Việc nhận định này cần nhìn trung thực, đa chiều cả mặt tốt và xấu. Cụ thể, người quản lý cần xác định được:
- Thế mạnh, ví dụ: điểm độc đáo của mô hình kinh doanh, nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng – trang thiết bị còn thiếu,…
- Hạn chế: Hiện đang thiếu nguồn lao động đảm bảo chất lượng, sản phẩm đang có mu mã chưa đẹp, mức độ nhận diện thương hiệu thấp,…
Bước 5: Xác định mô hình tổ chức kinh doanh
Nếu bạn được tuyển quản lý kinh doanh cho doanh nghiệp có sẵn mô hình tổ chức kinh doanh chỉ việc học hỏi sao cho hòa nhập với cơ quan đó. Trong trường hợp được tuyển vào làm quản lý doanh nghiệp startup bạn cần am hiểu luật Doanh nghiệp Việt Nam để giúp đội ngũ quản trị, xây dựng mô hình tổ chức phù hợp, lựa chọn một trong các hình thái sau:
- Công ty TNHH
- Công ty cổ phần
- Công ty cổ phần thương mại và đầu tư
- Công ty cổ phần dịch vụ và sản xuất
- Công ty TNHH một thành viên
Bước 6: Phác thảo kế hoạch kinh doanh
Công đoạn quan trọng nhất của lập kế kế hoạch kinh doanh chính là phác thảo ra hoạt động thường nhật, tháng, quý, năm của tổ chức. Chẳng hạn, một ngày doanh nghiệp cần sản xuất bao nhiêu hộp sữa, bán ra được bao nhiêu, tồn động khoảng bao nhiêu? Ngoài ra người quản lý cũng cần tính đến marketing, một ngày đội nhóm đó cần chạy bao nhiêu quảng cáo, trong 1 tháng cần triển khai mấy lần khuyến mại,… Từng đường đi nước bước của kinh doanh người quản lý phải nhìn ra được, có chăng sự sai lệch trong thực tiễn hoạt động chỉ là tương đối, tỉ lệ nhỏ nhoi.
Bước 7: Kế hoạch về tài chính
Nếu may mắn bạn được tuyển vào doanh nghiệp lớn, có sẵn bộ phận kế toán và phòng kinh doanh hỗ trợ thiết kế kế hoạch tài chính, công việc sẽ giảm thiểu áp lực. Trong trường hợp quy mô doanh nghiệp nhỏ, dường như bạn phải trình báo lên ban quản trị bằng cách tự thực hiện tất cả các hoạt động kế toán cũng dự trù kinh phí cho chiến lược kinh doanh. Làm sao để thuyết phục được cấp trên, bạn cần đưa ra một bảng thống kê càng chi tiết và cụ thể càng tốt, với các tiêu chí:
- Chi phí cho nguyên liệu
- Chi phí công cụ, dụng cụ
- Chi phí nhân lực
- Chi phí quảng cáo
- Chi phí duy trì hoạt động (điện nước, thuê mặt bằng, tạo mối quan hệ với giới chính trị, đối tác,…)
Xem thêm
- Chỉ 5 nguyên tắc, ứng tuyển quản lý điều hành sân nào cũng ‘chơi’ được
- Tìm việc quản lý spa tại Hà Nội lương cao, làm giờ hành chính
- Ứng tuyển nhân viên quản lý nhà hàng và 5 kinh nghiệm bỏ túi cho bạn
Cuối cùng, một kế hoạch kinh doanh thành công hay thất bại đều phụ thuộc lớn vào tri thức và bản lĩnh của người lãnh đạo doanh nghiệp. Khi tham gia tuyển quản lý kinh doanh, ứng viên nếu trang bị đầy đủ các yếu tố của một CEO sẽ góp phần chiếm thiện cảm từ phía chuyên viên nhân sự.
Mai Linh
Nguồn: https://timviecquantri.net