Warning: file_put_contents(/zdata/cloud/timviecquantri/wpdiscuz/captcha/.htaccess): failed to open stream: No such file or directory in /var/www/html/project/timviecquantri.net/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Field/DefaultField/Captcha.php on line 132 Tìm việc quản lý nhà hàng tại Hà Nội: 3 bí kíp quý báu hạ gục chủ khó tính

Tìm việc quản lý nhà hàng tại Hà Nội: 3 bí kíp quý báu hạ gục chủ khó tính

5 (100%) 1 vote

Ứng tuyển quản lý ở HN là vấn đề không hề đơn giản, tuy nhiên nắm chắc những  bí kíp dưới đây bạn sẽ tìm việc quản lý nhà hàng tại Hà Nội một cách dễ dàng.

Hiện nay, quản lý nhà hàng là một công việc cực “hot”, thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những bạn đam mê ẩm thực. Tuy nhiên, công việc thú vị nhưng cũng đầy thử thách, họ phải quản lý toàn bộ nhân viên, tài chính, hàng hóa, tiêu chuẩn phục vụ khách hàng,…bao quát, điều hành mọi hoạt động ấy mỗi ngày. Tìm việc quản lý nhà hàng tại Hà Nội không hề dễ dàng, bởi lẽ nơi đây “đất chật người đông”, sức cạnh tranh của các ứng viên ngày càng gay gắt. Để chinh phục được mọi đơn vị tuyển dụng, ngay từ đầu phỏng vấn bạn phải thể hiện được năng lực và tác phong của một nhân sự chuyên nghiệp. Dưới đây là một số bí kíp, giúp bạn tự tin hơn trong quá trình tìm việc.

Tìm việc quản lý nhà hàng tại Hà Nội: 3 bí kíp quý báu hạ gục chủ khó tính - Ảnh 1
Quản lý nhà hàng là một công việc thú vị, thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những bạn đam mê ẩm thực – nguồn ảnh: internet.

Quản lý nhà hàng là gì?

Định nghĩa

Quản lý nhà hàng là người quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà hàng sao cho hiệu quả và phù hợp nhất. Nhiệm vụ của công việc này là đảm bảo được sự hài hòa, lợi ích của khách hàng – nhân viên và nơi làm việc. Nếu bạn là người năng động, có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, xử lý mọi tình huống nhạy bén, nhiệt huyết và có niềm đam mê với nghề, thì chắc chắn bạn sẽ trở thành một quản lý nhà hàng giỏi, tìm việc quản lý nhà hàng tại Hà Nội dễ như trở bàn tay.

Quản lý nhà hàng làm những công việc gì?

Những công việc của một quản lý nhà hàng là điều hành toàn bộ hoạt động của các bộ phận, từ nhân viên, tài chính, tài sản, số lượng khách mỗi ngày cho đến quản lý tiêu chuẩn phục vụ, thủ tục hành chính kinh doanh, sự cố khiếu nại của khách hàng.

  • Quản lý nhân viên: Đây là một trong những công việc quan trọng ở vị trí quản lý nhà hàng, bạn đảm nhận tuyển dụng, hướng dẫn, đánh giá toàn bộ nhân sự. Nhân viên có thực hiện đúng nghiệp vụ của nhà hàng hay không là do sự đào tạo của người quản lý. Cho nên ở đây bạn nên đưa ra chính sách thưởng, phạt rõ ràng để mọi người cùng cố gắng.
  • Quản lý tài chính: Mỗi ngày số hóa đơn bán hàng xuất ra, người quản lý nhà hàng phải theo dõi kiếm tra sát sao, từ đó mới có thể báo cáo tài chính lên cấp trên một cách chính xác.
  • Quản lý hàng hóa: Hàng ngày các nhân viên mua hàng hóa, nguyên liệu thực phẩm, người làm quản lý phải giám sát và ký duyệt. Đồng thời, cũng cần có trách nhiệm các sản phẩm xuất kho, xử lý các món đồ đã bị hỏng, không để ảnh hưởng đến sức khỏe con người.  Bên cạnh đó, ở đây có nhiều tài sản (bàn, ghế, đũa, thìa, bát, đĩa,…) bạn không thể bỏ qua chúng, thường xuyên kiểm soát để có số liệu báo cáo tình hình thực tế lên ban giám đốc.

Ngoài ra, người quản lý nhà hàng mang một trọng trách khá nặng nề là liên hệ làm việc, trao đổi với đối tác, nhà cung cấp làm sao để có các hợp đồng có lợi nhất cho nơi mình đang làm việc. Từ đó, báo cáo hoạt động lên ban giám đốc về toàn bộ tình hình của nhà hàng từ ý kiến phản ánh nhân viên, khiếu nại khách hàng, hay điều kiện của đối tác,…

Tìm việc quản lý nhà hàng tại Hà Nội: 3 bí kíp quý báu hạ gục chủ khó tính - Ảnh 2
Công việc của một quản lý nhà hàng là điều hành toàn bộ hoạt động của các bộ phận, từ nhân viên, tài chính, tài sản,…-nguồn ảnh: internet.

Bí kíp phỏng vấn quản lý nhà hàng – chinh phục nhà tuyển dụng

Để trúng tuyển một quản lý nhà hàng không phải điều đơn giản, đặc biệt ở Hà Nội. Đa phần các ứng viên vấp phải một số sai lầm cơ bản khi tìm việc quản lý nhà hàng tại Hà Nội, (ví dụ: hiểu sai về yêu cầu tuyển dụng), nên đã đánh mất đi cơ hội làm việc hấp dẫn này. Vậy, chúng ta nên chuẩn bị những gì để buổi phỏng vấn diễn ra thành công?

Tìm việc quản lý nhà hàng tại Hà Nội: 3 bí kíp quý báu hạ gục chủ khó tính - Ảnh 3
Bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng, quản lý nhà hàng phải có kỹ năng giao tiếp tốt – nguồn ảnh:internet.

Chuẩn bị hồ sơ xin việc chuyên nghiệp

Hồ sơ xin việc (HSXV) là cầu nối quan trọng giữa ứng viên và đơn vị tuyển dụng, cho nên trong bất kể ngành nghề nào bạn cũng cần chuẩn bị thật tốt bộ hồ sơ, yếu tố này đã giúp bạn thành công được 60%. HSXV không thể thiếu những giấy tờ sau: Sơ yếu lý lịch (CV), Đơn xin việc, CMT, Sổ hộ khẩu, Bằng cấp, Chứng chỉ,…

Trong CV xin việc, hãy nhấn mạnh kinh nghiệm, kỹ năng làm việc liên quan đến quản lý nhà hàng và thành tích đạt được trong những hoạt động thời sinh viên. Điều này nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn là một nhân sự năng động, thông minh, có trí tiến thủ và không ngại phấn đấu.

Tìm hiểu thật kỹ đơn vị tuyển dụng

Bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, ứng viên đến xin việc không rõ về đơn vị tuyển dụng, chắc chắn họ sẽ loại ngay lập tức. Trong lĩnh vực nhà hàng, nếu bạn nghiêm túc tìm hiểu rõ ràng về nhà hàng mình đang ứng tuyển, yêu cầu của họ đối với ứng viên, thì chắc chắn khi đi phỏng vấn bạn có thể tự tin trả lời các câu hỏi liên quan đến chúng. Nếu dịch sang tiếng Anh được nữa thì đây chính là cách tạo ấn tượng tuyệt vời với người tuyển dụng.

Tìm việc quản lý nhà hàng tại Hà Nội: 3 bí kíp quý báu hạ gục chủ khó tính - Ảnh 4
Trong lĩnh vực nhà hàng, nếu bạn nghiêm túc tìm hiểu rõ ràng về nơi làm việc của mình ứng tuyển, yêu cầu của họ đối với ứng viên, thì chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều – nguồn ảnh: internet.

Kỹ năng giao tiếp tốt – tác phong chuyên nghiệp

Đối với một quản lý nhà hàng, kỹ năng giao tiếp và tác phong làm việc là yếu tố được giám đốc đơn vị tuyển dụng chú trọng. Trong vòng phỏng vấn, bạn nên thể hiện sự chuyên nghiệp, bình tĩnh trả lời câu hỏi của người phỏng vấn một cách tự nhiên, sáng suốt nhất. Một ứng viên trả lời trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề, nhà tuyển dụng đánh giá cao và có cái nhìn thiện cảm với bạn.

Ngoài ra, biết ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh rất cần thiết với công việc này, bởi lẽ người quản lý nhà hàng luôn phải giao tiếp với khách hàng đối tác đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Ở vòng phỏng vấn, đơn vị tuyển dụng sẽ kiểm tra trình độ tiếng Anh của ứng viên bằng cách đưa ra tình huống, sự cố cần người quản lý giải quyết. Chính vì vậy, hãy chuẩn bị thật tốt vốn tiếng Anh và tự tin thể hiện năng lực bản thân.

Tìm việc quản lý nhà hàng tại Hà Nội: 3 bí kíp quý báu hạ gục chủ khó tính - Ảnh 5
Biết ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh rất cần thiết với công việc quản lý nhà hàng , bởi lẽ họ luôn phải giao tiếp với khách hàng đối tác đến từ nhiều quốc gia khác nhau – nguồn ảnh: internet.

Xem thêm tại đây: 

Quản lý nhà hàng có thể làm việc cho một nhà hàng độc lập hoặc đảm nhận công tác quản lý cho một nhà hàng trực thuộc khách sạn. Mặc dù môi trường làm việc có khác nhau nhưng người làm trong lĩnh vực này đều sẽ đảm nhận những công việc hết sức quan trọng: quản lý từ nhân sự, tài chính, tài sản,…

Hiện nay, mỗi nhà hàng đều có cách thức và nguyên tắc tuyển dụng vị trí quản lý nhà hàng khác nhau, để tìm việc quản lý nhà hàng tại Hà Nội không hề dễ, trên đây là 3 bí kíp giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn một cách tốt nhất, năm chắc chúng bạn sẽ là ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.

L.Tú Anh

Nguồn: https://timviecquantri.net/

5 (100%) 1 vote
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: hotro@timviec.com.vn

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.