Quản trị doanh nghiệp là gì? Những điều cần biết giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp tốt hơn
Quản trị doanh nghiệp chưa bao giờ là một công việc dễ dàng kể cả người quản lý có học vấn uyên thâm hay kỹ năng quản lý vấn đề xuất sắc. Vì thế cần nắm rõ quản trị doanh nghiệp là gì, tìm việc quản lý doanh nghiệp ở đâu?
- 10 kỹ năng kinh doanh bạn cần nắm vững để luôn thành công
- Những bài học kinh doanh hiệu quả mà người ứng tuyển quản lý kinh doanh cần phải nắm rõ
Chức năng cũng như vai trò để giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp tốt hơn.
Quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị doanh nghiệp là gì, khái niệm nghe không mới tuy nhiên có nhiều người làm việc trong ngành lại không nắm rõ về khái niệm này, nhất là với những người làm trong giới kinh tế tài chính. Để một doanh nghiệp phát triển bền vững thì công việc của một người quản trị doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Vì trách nhiệm công việc, kỹ năng làm việc đối với một người quản lý khá phức tạp nên quản trị doanh nghiệp có thể được hiểu theo một vài cách.
Quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các quy tắc, cơ chế, quy định thành một hệ thống mà thông qua đó doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Hiểu một cách đơn giản nhất, quản trị doanh nghiệp chính là cân bằng lợi ích của các bên liên quan trong làm kinh tế thị trường. Ví dụ như cân bằng lợi ích hợp lý cho các cổ đông, nhà cung cấp, người quản lý, khách hàng, người xuất vốn, nhân viên, cộng đồng…
Quản trị doanh nghiệp là gì còn được hiểu là cùng lập ra các nguyên tắc hoạt động chung nhằm đạt thúc đẩy sự phát triển của công ty đạt được mục tiêu đề ra, bao gồm tất cả các lĩnh vực quản trị từ kế hoạch thực hiện, quy trình kiểm soát nội bộ cho đến việc đo lường hiệu quả và việc công bố thông tin công ty.
Chức năng của quản trị doanh nghiệp
Sau khi đã nắm được quản trị doanh nghiệp là gì, các bạn sinh viên mới ra trường còn cần hiểu rõ 4 chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp. Các chức năng này luôn tồn tại thành một thể thống nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cần được thực hiện một cách đồng bộ, tạo ra sự cộng hưởng phù hợp nhằm đảm bảo doanh nghiệp, công ty hoạt động liên tục và không ngừng phát triển.
Chức năng kế hoạch và dự báo
Quản trị doanh nghiệp không thể thiếu chức năng cơ bản đầu tiên này và phải lên kế hoạch, dự báo được những điểm sau:
- Tình hình hoạt động, phát triển của môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
- Tham gia xây dựng, hoạch định mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp.
- Bổ sung các nguồn lực cần có để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
- Chỉ rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong nội bộ doanh nghiệp.
- Chức năng tổ chức thực hiện
- Cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự của công ty, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách phát triển, tất cả đều phải hướng tới mục tiêu phát triển chung sẽ đều do chức năng tổ chức thực hiện này đảm nhận vai trò.

Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo
Quản trị doanh nghiệp đòi hỏi sự quản lý linh hoạt, chủ động, đa dạng chính là ở chức năng lãnh đạo này. Công việc chính sẽ bao gồm các hoạt động liên quan đến cơ chế, chính sách hành vi, phong cách làm việc và quản trị nhằm tạo ra lợi ích cho các bên liên quan, khuyến khích sự chủ động, nhiệt tình trong công việc của nhân viên đi đôi với lợi ích cần có cho họ.
Chức năng kiểm tra kiểm soát và ra các quyết định điều chỉnh
Quản trị doanh nghiệp chắc chắn không thể thiếu chức năng này. Việc kiểm tra cần phải liên tục, kịp thời để phát hiện ra những điểm bất thường trong cơ cấu vận hành của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp, đúng đắn với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp
Ngoài khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì, các bạn sinh viên còn cần nắm rõ nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp thì công việc mới có thể suôn sẻ. Như đã nói quản trị doanh nghiệp là một ngành quản lý đa dạng, đòi hỏi sự linh hoạt nên nguyên tắc quản trị doanh nghiệp được chia sẻ cũng có rất nhiều. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, bộ nguyên tắc được áp dụng nhiều nhất và mang đến hiệu quả quản lý cao nhất chính là bộ 14 nguyên tắc của Fayol. Đây là một trong những lý thuyết đầu tiên về quản lý được công bố và đưa vào ứng dụng, được xem là toàn diện và hiệu quả nhất. Bộ lý thuyết bao gồm 14 nguyên tắc cơ bản là:
Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động
Sự phân công lao động rõ ràng luôn đảm bảo hiệu quả cao trong kinh tế. Từng người rõ được trách nhiệm của mình sẽ đảm bảo công việc được hoàn thành nhanh chóng.
Quyền hạn phải đi kèm với trách nhiệm
Người được giao quyền quản lý phải có trách nhiệm với mỗi quyết định mình đưa ra nên trước khi quyết định cần suy nghĩ thật kĩ, tránh việc làm sai rồi trốn tránh trách nhiệm.
Kỷ luật
Kỷ luật là nguyên tắc quan trọng không thể thiếu. Chỉ có kỷ luật mới có thể khiến cho trách nhiệm của từng cá nhân, từng bên liên quan được ràng buộc, đảm bảo sự vận hành trơn tru của doanh nghiệp.
Thống nhất về mệnh lệnh
Mệnh lệnh là do lãnh đạo, người quản lý đưa ra và nhân viên, cấp dưới là những người thực hiện. Để đảm bảo việc thực hiện đồng bộ thì mệnh lệnh phải được thống nhất.
Thống nhất về đường lối
Đường lối không thống nhất thì sự vận hành của cả một bộ máy doanh nghiệp sẽ bị xáo trộn, khó đảm bảo được mục tiêu đề ra.
Lợi ích
Lợi ích chung cần đặt lên trên hết. Nếu lợi ích cá nhân được đặt lên trên thì mỗi cá nhân trong bộ máy sẽ chỉ vận hành với mục đích của riêng mình. Lợi ích chung không được đảm bảo thì lợi ích riêng khó tồn tại được.
Thù lao
Mức lương nhận được sẽ luôn luôn quyết định ý thức và trách nhiệm của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Tập trung hóa
Tập trung hóa là nguyên tắc luôn cần có ở mọi doanh nghiệp. Đễ dễ lãnh đạo, quản lý thì quyền lực chỉ nên tập trung trong tay một số người.
“Xích lãnh đạo”
Mệnh lệnh của lãnh đạo muốn nhân viên thực hiện tốt thì mối quan hệ của lãnh đạo và nhân viên cũng cần rõ ràng, hợp lý, không quá cứng nhắc mà linh hoạt để đảm bảo sự vận hành trơn tru.
Trật tự
Một doanh nghiệp không thể thiếu sự trật tự. Ai có công việc riêng của người ấy, cần đứng đúng chỗ thì mới có thể phát huy hết được khả năng làm việc.
Sự công bằng
Muốn có được lòng tin và sự nhiệt huyết trong công việc của nhân viên thì sự công bằng trong tổ chức phải luôn được đảm bảo.
Ổn định nhiệm vụ
Bất cứ ai cũng cần thời gian để thích ứng và làm quen với công việc của mình. Lãnh đạo không nên quá thúc ép, áp đặt mà chỉ nên cho thời hạn để nhân viên ổn định nhiệm vụ, hoàn thành trách nhiệm của mình.
Sáng kiến
Mọi tổ chức hoạt động nào cũng cần sáng kiến. Quản trị doanh nghiệp càng cần sáng kiến để thúc đẩy sự phát triển. Nếu không có sáng kiến, kể cả cá nhân lẫn của tập thể thì công ty đó sẽ không thể đi xa, không thể phát triển bền vững được.
Tinh thần đoàn kết
Sự thống nhất, đoàn kết, đồng sức đồng lòng từ lãnh đạo đến nhân viên trong một doanh nghiệp sẽ mang lại những hiệu quả phát triển to lớn không chỉ về phát triển kinh tế mà còn khiến cho tinh thần của tập thể luôn được nâng cao, tránh rò rỉ những thông tin quan trọng nội bộ ra bên ngoài.
Xem thêm:
- Mẹo kinh doanh làm giàu thành công chỉ với vốn 5 triệu
- Ngành quản trị khách sạn là gì? 6 tố chất bạn cần có để thành công với ngành quản trị khách sạn
- Mẹo trả lời phỏng vấn “một phát ăn ngay” khi bạn ứng tuyển quản lý cửa hàng
Các bạn sinh viên qua bài viết trên chắc đã hiểu được quản trị doanh nghiệp là gì cùng với những vấn đề có liên quan đến ngành quản trị doanh nghiệp. Nắm vững được kiến thức thì các bạn mới có thể trau dồi được kĩ năng làm việc. Chúc các bạn sớm thành công với sự lựa chọn của bản thân mình!
Nguồn: https://timviecquantri.net/

Quản trị học là gì? 5 yếu tố để trở thành một nhà quản trị giỏi và chuyên nghiệp
Khái niệm 18-08-2021, 08:00Quản trị học là gì? Ngoài năng lực thì có 5 yếu tố để quyết định bạn có thể là người lãnh đạo giỏi hay không, có thể ứng tuyển quản lý trong các công ty, doanh nghiệp được hay không? Hãy cùng tham khảo nhé. Quản trị văn phòng là gì? Công việc của...

Môi trường quản trị là gì? Cách phân loại 3 nhóm môi trường quản trị
Khái niệm 02-08-2021, 08:26Môi trường quản trị là thuật ngữ hay được nhắc tới trong kinh doanh. Vậy thì bạn đã biết môi trường quản trị là gì? Bài viết ngay dưới đây sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cũng như các nhóm môi trường quản trị ở các góc độ khác...

Quản trị văn phòng là gì? Công việc của quản trị văn phòng là làm gì?
Khái niệm 27-07-2021, 08:04Trong các công ty, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân thuộc nhiều quy mô hoạt động, lĩnh vực khác nhau thì đều không thể thiếu bộ phận quan trọng là quản trị văn phòng. Vậy thì quản trị văn phòng là gì và họ làm những công việc gì? Để giúp bạn đọc hình...

Quản trị kinh doanh tổng hợp là gì? Nên học kinh doanh tổng hợp ở đâu?
Khái niệm 21-07-2021, 09:21Bên cạnh việc mô tả quá trình mua bán thì hoạt động kinh doanh còn liên quan tới các vấn đề nhân lực, tài chính trong chiến lược quản trị sản xuất ... Đây đều là những kiến thức mà các bạn trẻ học chuyên ngành quản trị kinh doanh. Để nắm rõ hơn quản...

Kế toán quản trị là gì? Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Khái niệm 15-07-2021, 09:26Vị trí kế toán quản trị được xem là khá tuyệt vời đối với các bạn vừa mong muốn có trách nhiệm, quyền hạn, lại vừa muốn theo dõi thu nhập, chi tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ kế toán quản trị là gì chưa? Vai trò thực sự của họ...

Quản đốc là gì? Những yêu cầu cần có để trở thành quản đốc giỏi
Khái niệm 09-07-2021, 10:00Trong một doanh nghiệp thường không thể thiếu vị trí quản đốc. Bởi họ được xem là cầu nối giữa bộ phận xưởng sản xuất với ban lãnh đạo. Vậy chức vụ quản đốc là gì? Để trở thành quản đốc thì cần đáp ứng các yêu cầu gì? Hãy cùng timviecquantri.net tìm hiểu công...

Phó quản đốc là gì? Mô tả công việc phó quản đốc đầy đủ nhất
Khái niệm 05-07-2021, 11:42Có bao giờ bạn từng nghe tới vị trí phó quản đốc chưa? Hãy cùng Tìm Việc Quản Trị đi tìm hiểu về khái niệm và chức năng nhiệm vụ của phó quản đốc qua bài viết ngay dưới đây nhé. Nhà quản trị là gì? 8 kĩ năng cần có để bạn trở thành...

Nhà quản trị là gì? 8 kĩ năng cần có để bạn trở thành nhà quản trị giỏi
Khái niệm 30-06-2021, 12:00Để trở thành một nhà quản trị chuyên nghiệp thì trước tiên bạn phải hiểu khái niệm nhà quản trị là gì và những kỹ năng cần thiết nào khiến bạn trở thành một nhà quản trị đúng nghĩa? Tất cả sẽ được giải thích qua bài viết ngay sau đây. Quản lý điều hành...

CXO là gì? Vai trò của CXO với các công ty, doanh nghiệp
Khái niệm 30-06-2021, 10:04CEO được xem là chức vụ quá quen thuộc dùng để gọi vị trí giám đốc điều hành. Tuy nhiên, CXO là gì hay lý do các công ty, doanh nghiệp đều cần tới CXO thì không phải ai cũng hiểu rõ? Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời...

Quản lý phòng thí nghiệm và những nguyên tắc cơ bản cần biết
Khái niệm 24-06-2021, 11:43Bên cạnh việc tìm tòi ra những phát minh, sáng kiến mới thì quản lý phòng thí nghiệm còn phải chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp các hoạt động diễn ra trong phòng thí nghiệm từ những nguyên tắc cơ bản nhất. Hãy cùng Tìm Việc Quản Trị tìm hiểu rõ hơn về công...