Warning: file_put_contents(/zdata/cloud/timviecquantri/wpdiscuz/captcha/.htaccess): failed to open stream: No such file or directory in /var/www/html/project/timviecquantri.net/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Field/DefaultField/Captcha.php on line 132 Có 6 kỹ năng, ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng không lo thất nghiệp

Có 6 kỹ năng, ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng không lo thất nghiệp

5 (100%) 1 vote

Dịch vụ ẩm thực phát triển, nhu cầu tuyển người quản lý, tìm việc quản lý nhà hàng tăng nhanh. Nắm rõ các kỹ năng dưới đây thì đảm bảo đơn vị nào nào cũng mời bạn về làm.

Một trong những vị trí liên quan đến quản trị đang chứng tỏ sức hút đối với nhiều ứng viên chính là tìm việc quản lý nhà hàng. Tuy nhiên, đây lại là lĩnh vực có sự cạnh tranh cao, nếu muốn trúng tuyển các ứng viên cần trang bị những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. 

Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực. Thuật ngữ “quản lý” cũng có thể chỉ những người quản lý một tổ chức (theo Wikipedia). Đối với quản lý nhà hàng sẽ liên quan đến các lĩnh vực trong phạm vi tại đây. Công việc này được đánh giá có nhu cầu tuyển dụng cởi mở, môi trường làm việc năng động, có nhiều cơ hội thăng tiến. Làm thế nào để trở thành một mảnh ghép trong lĩnh vực này, hãy theo dõi các bí kíp dưới đây.

Kỹ năng quản trị

Đăng ký trở thành quản lý nhà hàng điều tất yếu các ứng viên cần mang theo là những tri thức về quản trị. Cụ thể người lao động sẽ phải am hiểu các kiến thức lẫn thao tác quản lý về nhà hàng, bao gồm:

  • Quản trị nhân sự: quản lý đội ngũ nhân viên trong nhà hàng, đề xuất tuyển dụng các vị trí cần thiết (nhân viên order, kế toán, nhân viên phụ bếp, đầu bếp, lao công,…) 
  • Quản lý tài chính: theo dõi, kiểm tra doanh thu, lợi nhuận hằng ngày, hằng tháng, quý, năm, giải quyết thu chi,…
  • Quản lý hàng hóa: chủ yếu là thực phẩm nhập vào và bán ra
  • Quản lý tài sản của nhà hàng: trang thiết bị, công cụ dụng cụ,…
  • Quản lý sổ sách, giấy tờ, làm báo cáo tài chính,…
Có 6 kỹ năng, ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng không lo thất nghiệp - Ảnh 1
Kiến thức chuyên môn mang ý nghĩa quan trọng giúp ứng viên tự tin trong quá trình tìm việc và sẵn sàng đi làm ngay (ảnh: internet)

Tất cả những kỹ năng kể trên đều thuộc kiến thức chuyên môn bắt buộc ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng phải nắm rõ. Chưa bàn đến các kỹ năng và kinh nghiệm khác, nếu có kiến thức nền tảng về quản lý, ứng viên đã ghi một điểm cộng đối với đơn vị tuyển dụng.

Kỹ năng chỉ huy

Công việc quản lý nhà hàng tương tự người lãnh đạo một đội quân chinh chiến trong thị trường kinh doanh dịch vụ ẩm thực. Muốn hấp dẫn được khách hàng, ngoài yếu tố về thực phẩm chất lượng, môi trường văn minh và yếu tố phục vụ là điều quan trọng,  cần thiết. Làm thế nào để chu đáo được tất cả yếu tố cấu thành dịch vụ hoàn hảo đòi hỏi người quản lý nhà hàng có kỹ năng chỉ huy, dùng người đúng cách, phân bổ nhiệm vụ phù hợp.

Có 6 kỹ năng, ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng không lo thất nghiệp - Ảnh 2
Nếu như người quản lý có kỹ năng lãnh đạo sẽ là đòn bẩy thúc đẩy nhà hàng ngày càng phát triển, doanh thu tăng nhanh (ảnh: internet)

Người quản lý cần đi sâu, bám sát tình hình kinh doanh của nhà hàng đề xuất những giải pháp thiết thực. Nếu một bộ phận nào đó làm việc không hiệu quả sẽ đưa ra các hướng đi phù hợp: tiếp tục hợp đồng lao động hoặc chấm dứt, đề xuất mua thêm trang thiết bị, đề xuất thay đổi cách phục vụ của nhân viên order,…

Kỹ năng đàm phán, nói chuyện

Nếu ứng viên có kỹ năng giao tiếp, ứng xử sẽ là một lợi thế trong tìm việc quản lý nhà hàng. Xuất phát điểm từ ngành phục vụ các thượng đế thực khách, buộc người quản lý phải có kỹ năng giao tiếp. Đây được coi như yếu tố cơ bản đối với ngành dịch vụ nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ẩm thực nói riêng. Việc nói rõ ràng, rành mạch câu văn có nghĩa kèm theo thái độ niềm nở sẽ giúp cho việc thu hút các khách hàng đến dùng bữa.

Có 6 kỹ năng, ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng không lo thất nghiệp - Ảnh 3
Ứng viên không những có kỹ năng giao tiếp tiếng Việt mà cần biết nói thành thạo ngoại ngữ (ảnh: internet)

Ngoài ra người quản lý cần có sự linh hoạt, khéo léo biết đàm phán và hạ mình trong một vài trường hợp bất ngờ xảy ra. Một vài ví dụ điển hình: khách hàng không hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên order hoặc món ăn có vấn đề, người quản lý khi này sẽ đứng ra đại diện nhà hàng xin lỗi thực khách, mọi chuyện không ồn ào, không bị đưa lên mạng xã hội là ổn thỏa nhất.

>> Tìm hiểu ngay: Thông tin tuyển content marketing – một trong những vị trí có mức lương hấp dẫn trong ngành Marketing.

Kỹ năng sáng tạo trong công việc

Nhu cầu về hưởng thụ cuộc sống của con người ngày càng cao, trong đó người kinh doanh dịch vụ ẩm thực cần phải có tầm nhìn xa, sáng tạo để mang đến những điều thú vị, lạ lẫm mới có thể hấp dẫn thực khách. Những điều sáng tạo trong phạm vi nhà hàng có thể kể đến các phương diện: 

  • Về phục vụ: nâng cao trình độ cho đội ngũ order, phổ cập kiến thức phục vụ tiêu chuẩn nhà hàng hạng 3 sao, 4 sao,…cho nhân viên. Thay đổi trang phục cho đội ngũ nhân viên,… 
  • Về trang thiết bị, tài sản: thay đổi bát đũa, cách bài trí bàn ghế, đèn, hoa,…thiết kế lại quầy lễ tân, quầy bar,…
  • Về thực phẩm: thay đổi nguồn nhập hàng, phối hợp với đầu bếp sáng tạo cách trang trí món ăn, pha chế đồ uống,… 
  • Ứng dụng tin học vào nâng cao hiệu quả kinh doanh: Sử dụng phần mềm tin học về quản lý nhà hàng, quản trị nhân viên,…
Có 6 kỹ năng, ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng không lo thất nghiệp - Ảnh 4
Người quản lý nhà hàng có óc sáng tạo sẽ góp phần tạo ra những điều mới lạ hấp dẫn khách hàng ghé thăm (ảnh: internet)

Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh

Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ẩm thực được đánh giá đang có xu hướng phát triển rầm rộ và mang tính cạnh tranh cao. Đứng trên cương vị một người quản lý, bạn cần biết được đối thủ của nhà hàng là những ai? Không những vậy, người quản lý còn học hỏi và sáng tạo cách hấp dẫn khách hàng đến nhà hàng nhiều hơn, tránh tình trạng họ chọn đối thủ.

Ví dụ: Bạn kinh doanh dịch vụ ẩm thực thịt nướng Hàn Quốc, đồng thời trên thị trường thậm chí ngay vị trí bên cạnh cũng có một nhà hàng cùng lĩnh vực. Qua đó, bạn cần tạo ra các chương trình khuyến mại, đưa nhân viên đứng chào khách ngay ở cửa, treo banner nhấn nhá vào nét đặc biệt (thịt ba chỉ Hàn Quốc vừa to vừa dày, khuyến mại  1 chai rượu soju khi chọn đồ theo set,…). Khi ấy người quản lý sẽ phải nghĩ ra đủ thứ chiêu trò để sao cho thực khách chọn nhà hàng của bạn thay vì rẻ hướng sang đối thủ. Qua đó có thể thấy rằng, ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng nên chuẩn bị trước tâm thế trả lời những câu hỏi của chuyên viên nhân sự như: “Bạn có biết đối thủ của nhà hàng là ai? Tại sao bạn chọn đơn vị của chúng tôi thay vì đối thủ? Nếu đảm nhận vị trí quản lý, bạn có cách gì giúp nhà hàng vượt trội hơn đối thủ?…”

Có 6 kỹ năng, ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng không lo thất nghiệp - Ảnh 5
Biết được thế mạnh của ta và địch qua đó có giải pháp hấp dẫn khách hàng (ảnh: internet)

Tính quyết đoán

Đứng trên cương vị lãnh đạo nhà hàng và đảm bảo việc duy trì hoạt động luôn thông suốt, ngày càng phát triển, trọng trách đặt lên đôi vai của người quản lý rất lớn. Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ này, mỗi người cần dũng cảm, quyết đoán và nhanh nhạy trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt cần phân biệt rạch ròi giữa quyết đoán với bảo thủ. Bảo thủ là cố chấp bảo vệ ý kiến cá nhân, không lắng nghe đến nhận xét của người người. Còn quyết đoán là người có suy nghĩ thấu đáo sau đó mới đưa ra quyết định. Những quyết định của người quản lý cần tham khảo ý kiến của đội ngũ nhân viên và căn cứ vào tri thức thực tiễn. Yếu tố quyết đoán sẽ giúp người quản lý nhà hàng đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh đang bị trì trệ hoặc nắm bắt cơ hội mở thêm chi nhánh mới,… 

Xem thêm

Tựu chung, để có thể săn được tấm vé vàng từ chuyên viên nhân sự, ứng viên tìm việc quản lý nhà hàng cần bổ sung những kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Một điều đáng lưu ý, ứng tuyển quản lý thuộc vị trí cấp cao không đơn giản như nhân viên nếu như nên cần chu toàn sẵn sàng mọi yếu tố rất mới có thể vượt qua nhiều đối thủ nặng ký khác. 

Mai Linh

Nguồn: http://timviecquantri.net/

5 (100%) 1 vote
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: hotro@timviec.com.vn

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.