Warning: file_put_contents(/zdata/cloud/timviecquantri/wpdiscuz/captcha/.htaccess): failed to open stream: No such file or directory in /var/www/html/project/timviecquantri.net/wp-content/plugins/wpdiscuz/forms/wpdFormAttr/Field/DefaultField/Captcha.php on line 132 Trước khi tìm việc làm ngành quản trị khách sạn, phải ghi nhớ 6 điều

Trước khi tìm việc làm ngành quản trị khách sạn, phải ghi nhớ 6 điều

Đánh giá

Tìm việc làm ngành quản trị khách sạn, tin tức tuyển dụng quản lý không khó nhưng trước khi tiến hành, bạn cần phải có cái nhìn rõ nét về ngành nghề này.

Các bạn trẻ lựa chọn ngành nghề quản trị khách sạn, tìm việc làm ngành quản trị khách sạn nhưng vẫn còn mơ hồ với bao thắc mắc trong đầu? Khỏi cần nghĩ ngợi thêm, bạn hãy đọc hết bài viết dưới đây để được “đả thông tư tưởng” nhé!

Quản trị khách sạn là ngành gì?

Trước khi tìm việc làm ngành quản trị khách sạn, phải ghi nhớ 6 điều - Ảnh 1
Nghề quản trị khách sạn có cơ hội việc làm cao, mức lương hấp dẫn, xứng đáng. Nguồn ảnh: Internet

Quản trị khách sạn là ngành học trang bị cho người học có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như lễ tân, nhà hàng, buồng, ăn uống, phục vụ tiệc, hội nghị, hội thảo.

Ngành “công nghiệp không khói” ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc gia tăng nguồn nhân lực phục vụ về nhà hàng, khách sạn với mức lương hấp dẫn, là lý nhiều bạn trẻ trong những năm gần đây đã lựa chọn nghề quản trị khách sạn để tiếp bước giấc mơ của mình khi rời ghế giảng đường.

Chương trình đào tạo của nghề được phân thành 3 nhóm quản trị lưu trú, quản trị nhà hàng, quản trị hội nghị, hội thảo. Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên môn sâu, chương trình đào tạo còn trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, phong cách chuyên nghiệp và sức khỏe tốt.

Ngành quản trị khách sạn có cần thiết phải học Đại học không?

Trước khi tìm việc làm ngành quản trị khách sạn, phải ghi nhớ 6 điều - Ảnh 2
Thời gian đào tạo ngành quản trị khách sạn dao động từ 1,5 – 3 năm. Nguồn ảnh: Internet

Việc theo học bài bản ở các trường Đại học, Cao đẳng phụ thuộc vào nhu cầu riêng của mỗi người. Với những bạn chưa biết gì về ngành nghề này, trước khi tìm việc làm ngành quản trị khách sạn, đa phần họ muốn tham gia vào các khóa học dễ mang đến cho họ những giá trị thực tiễn và kinh nghiệm cần thiết.

Các trung tâm dạy nghề là sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ bây giờ vì chi phí rẻ, thời gian học tập ngắn, môi trường đào tạo cởi mở.

Dù học ở đâu, trước khi đi tìm việc làm ngành quản trị khách sạn, bạn cũng cần tiếp nạp 4 khối kiến thức chuyên môn chính:

  • Học tổng quan về chuyên ngành Khách sạn – Nhà hàng
  • Học chuyên sâu vào nghiệp vụ
  • Học kỹ năng giám sát, quản lý
  • Học kỹ năng mềm

Học quản trị khách sạn phải có ngoại hình nổi bật?

Yếu tố ngoại hình chắc chắn là điểm cộng, là sự ưu tiên, là cơ hội trong nhiều ngành nghề chứ không riêng ngành quản trị khách sạn. Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ rằng ngoại hình dừng lại ở gương mặt, chiều cao, số đo các vòng mà còn là sự tươi tắn. Đây mới là yếu tố quyết định vì 90% công việc của bạn là làm việc và giao tiếp với con người. Ngoài ra, bạn cũng cần phải có tố chất, tức là bạn phải thích tương tác, giúp đỡ mọi người. Hãy xác định rõ mong muốn, tính cách của bản thân trước khi tìm việc làm ngành quản trị khách sạn.

Học quản trị khách sạn xong là có thể làm quản lý luôn?

Trước khi tìm việc làm ngành quản trị khách sạn, phải ghi nhớ 6 điều - Ảnh 3
Vị trí việc làm của ngành này cần thời gian để thăng hạng, từ nhân viên lễ tân, nhân viên bếp, nhân viên buồng, nhân viên thu ngân tới giám sát, quản lý, giám đốc,… Nguồn ảnh: Internet

Câu trả lời là không, vì ngành nghề nào cũng cần có bước đệm. Bạn không thể “nhảy vọt” hay “đốt cháy giai đoạn” được, nhất là khi bạn mới ra trường, vốn kinh nghiệm ít ỏi. Bạn hãy xác định rằng sẽ phải trải qua giai đoạn làm nhân viên, lên cấp giám sát rồi mới trở thành quản lý được.

Một khi lên tới cấp quản lý, mọi thứ của bạn sẽ cực kì vững, từ kiến thức chuyên môn tới kỹ năng. Khi ấy, bạn sẽ rất “thẩm thấu” vì kỹ năng quản lý được xây dựng từ nền tảng rõ ràng. Từng có thời gian làm nhân viên, bạn sẽ dễ dàng lắng nghe, thấu hiểu được nhân viên, từ đó điều hành, chỉ đạo công việc hiệu quả, thậm chí còn tạo nguồn cảm hứng khiến họ muốn dốc sức cống hiến, làm việc có trách nhiệm hơn.

Bạn hãy đặc biệt lưu ý điều này để không bị “vỡ mộng” khi tiến hành tìm việc làm ngành quản trị khách sạn nhé.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành quản trị khách sạn hiện nay

Trước khi tìm việc làm ngành quản trị khách sạn, phải ghi nhớ 6 điều - Ảnh 4
Thu nhập trung bình của người làm trong ngành quản trị khách sạn là từ 7 – 30 triệu/tháng. Nguồn ảnh: Internet

Phải nói rằng đây là ngành nghề cực “hot”, luôn có xu hướng mở rộng và phát triển. Các tập đoàn lớn như Wyndham, Choice, Marriot, IHG, Hyatt, Hilton,… đã và đang đầu tư mạnh vào Việt Nam, vì vậy, nhu cầu nhân lực của ngành này là vô cùng lớn, đặc biệt tập trung vào những khu vực phát triển du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc,…

Theo thống kê của Tổng Cục Du lịch, năm 2018, du lịch Việt Nam đã đón 15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa. Dự kiến năm 2019 đón nhận khoảng 19 triệu lượt khách quốc tế. Như vậy, tìm việc làm ngành quản trị khách sạn là không hề khó.

Vai trò của các bộ phận trong ngành quản trị khách sạn

Lễ tân

Khi đặt chân vào bất cứ 1 khách sạn nào, bộ phận lễ tân là nơi đầu tiên khách hàng tìm đến và khi ra về, đây cũng là nơi khách hàng hoàn thành các thủ tục, lưu giữ lại những ấn tượng tốt đẹp về khách sạn. Vì vậy, bộ phận lễ tân khách sạn được ví là “bộ mặt” của khách sạn, nơi tiếp nhận, xử lý và phản hồi mọi ý kiến, khiếu nại của khách hàng.

Đối với khách sạn, bộ phận lễ tân bao gồm nhiều bộ phận nhỏ như bộ phận đón tiếp, bộ phận đặt phòng, bộ phận thu ngân, bộ phận tổng đài. Ở bộ phận đón tiếp, ngoài chuyên môn tốt, các bạn trẻ cần có kỹ năng giao tiếp, thành thạo ngoại ngữ và tin học văn phòng.

Theo học nghề quản trị khách sạn, các bạn trẻ không chỉ được học nghiệp vụ lễ tân mà còn được học nhiều nghiệp vụ khác như nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng, pha chế đồ uống, chế biến món ăn.

Buồng phòng

Một khách sạn có thể hoạt động trơn tru là nhờ sự phối hợp ăn ý của nhiều bộ phận khác nhau. Trong đó, bộ phận buồng phòng có mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận lễ tân. Khi có khách, bộ phận lễ tân thông báo khách check-in, check-out để bộ phận buồng phòng có kế hoạch dọn dẹp. Ngược lại, bộ phận lễ tân chỉ có thể sắp xếp phòng cho khách khi nhận được thông báo phòng đã được dọn sạch, kiểm tra và sẵn sàng cho thuê từ bộ phận buồng phòng.

Trước khi tìm việc làm ngành quản trị khách sạn, phải ghi nhớ 6 điều - Ảnh 5
Ngành quản trị khách sạn có nhu cầu nhân lực chỉ tăng, không giảm. Nguồn ảnh: Internet

Bộ phận buồng phòng được ví là “trái tim” của khách sạn. 60% doanh thu của khách sạn phụ thuộc vào bộ phận buồng vì chỉ khi có khách mới kéo theo các bộ phận khác phía sau, có khách bộ phận bàn, bếp mới có cơ hội phục vụ… Bộ phận buồng chiếm vai trò rất quan trọng. Chính vì thế, trong ngành du lịch nói chung và khách sạn nói riêng, nhân viên buồng là không thể thiếu. Nếu không thể chăm sóc “ngôi nhà thứ 2” cho khách chu đáo, khách sạn coi như đã “thất bại toàn tập”.

Nhà hàng

Nhằm gây ấn tượng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí, nghiệp vụ tiếp theo chính là nghiệp vụ nhà hàng. Đây cũng là nghiệp vụ được nhiều bạn lựa chọn chuyên sâu khi theo đuổi nghề nghiệp bởi tính chuyên nghiệp và khả năng phát triển của bản thân. Chuẩn bị trước khi thực khách đến nhà hàng, từ việc vệ sinh sạch sẽ khu vực khách dùng bữa đến sắp xếp bàn ghế, trải khăn bàn, bình hoa đúng vị trí theo tiêu chuẩn và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ ăn uống, tất cả đều phải được thực hiện thật tỉ mỉ. Công tác kiểm tra toàn bộ cơ sở vật chất cũng được quan tâm để sẵn sàng đón tiếp khách.

Ở bộ phận nhà hàng, sinh viên có nhiều sự lựa chọn khác nhau cho vị trí công việc từ lễ tân, phục vụ bàn, phục vụ bar, thu ngân, kế toán. Đặc biệt, với bộ phận bar, vị trí bartender – nhân viên pha chế được nhiều bạn trẻ yêu thích và đăng kí học chuyên sâu. Một bartender giỏi không chỉ biết cách tạo ra đồ uống đạt tiêu chuẩn mà còn có khả năng sáng tạo nên điều khác biệt. Bartender tài năng sẽ biến công đoạn pha chế thành 1 màn trình diễn tung hứng đầy thú vị với kỹ thuật tay nghề chuẩn xác.

Nhà bếp

Để có những món ăn ngon tạo nên linh hồn của khách sạn chính là bộ phận bếp. Sinh viên được học cách phân biệt và thực hành chế biến món ăn, thao tác được các kỹ thuật cơ bản về sốt và súp Âu, Á, phân biệt được các loại hình tiệc và cách thức phục vụ tiệc, xác định các bước đánh giá chất lượng món ăn.

Xem thêm:

Để tay nghề vững, các bạn trẻ cần rèn luyện không chỉ ở nhà trường mà còn thời gian thực tập tại các khách sạn cũng rất đáng quý. Đó là cơ hội để các bạn áp dụng lý thuyết vào thực tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thời gian thực tập sẽ biến quá trình học tập thành quá trình tự đào tạo, biến áp lực thành động lực để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng.

Theo đuổi ngành quản trị khách sạn, bạn sẽ có cơ hội được làm việc trong môi trường đẳng cấp, chuyên nghiệp, trong các không gian sang trọng, dễ được gặp gỡ những người nổi tiếng, chính trị gia tài ba, các ngôi sao nghệ thuật lừng danh… Công việc được sắp xếp vào hàng năng động với sự giao lưu mới mẻ mỗi ngày, đó là những lý do khiến ngành quản trị khách sạn luôn có 1 vị trí đáng mơ ước. Chúc bạn tìm việc làm ngành quản trị khách sạn ưng ý!

Alex

Nguồn: https://timviecquantri.net/

Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: hotro@timviec.com.vn

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.